- Sự thành lập nước Văn Lang: hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, người đứng đầu, tổ chức nhà nước. - Sự thành lập nước Âu Lạc: hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, người đứng đầu, tổ chức nhà nước. Nguyên nhân sụp đổ nhà nước Âu Lạc. - Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc

2 câu trả lời

 Văn Lang => Thời gian: khoảng thế kỉ VII TCN

-Hoàn cảnh: Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng, đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
-Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
-Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.

- Địa bàn: vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

- Người đứng đầu: Hùng Vương - thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc đó lại thành một nước, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.

=> Nước Văn Lang được thành lập, có nhà nước cai quản chung, do vua Hùng đứng đầu, đứng sau là các Lạc hầu (Cai qản trung ương), lạc tướng ( cai quản bộ), cuối cùng là các Bồ chính( Quản lí chiềng chạ)

Âu Lạc =>Hoàn cảnh:

-Vào đời Vua Hùng thứ 18(cuối thế kỉ III TCN), Đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước: Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uốc, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Quân Tần sang xâm lược tại nơi người Tây Âu và Lạc Việt sống với nhau. Thục Phán tiêu giệt được quân Tần, bắt vua Hùng Phải nhường ngôi, lấy niên hiệu là An Dương Vương , hai vùng đất cũ của người Tây Âu là Lạc Việt hợp thành một nước.

⇒Nhà nước Văn Lang sụp đổ và nhà nước Âu Lạc thành lập.

Thời gian: năm 207 TCN

Địa điểm: Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội)

Người đứng đầu: Thục Phán lên ngôi, lấy hiệu là An Dương Vương

Tổ chức nhà nước: Nhà nước Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương. Trong bộ máy cai trị đất nước có Lạc tướng ở địa phương, Lạc hầu ở trong triều đình giúp đỡ vua trị nước. Nước Âu Lạc được tổ chức cai trị theo các bộ dưới sự cai quản của Lạc Tướng. Bên cạnh đó, các đơn vị khác như làng, chạ nằm dưới sự cai quản của Bồ chính.

⇒Tuy không có gì thay đổi so với trước nhung quyền hành của nhà nước còn cao hơn và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.

Nguyên nhân sụp đổ:

Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.

Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng.giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu

⇒ Nước Âu Lạc bị sụp đổ, một phần do sự chủ quan của An Dương vương

- Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc là Trống đồng.

- Công trình tiêu biểu cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc là thành Cổ Loa.

- Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ nói lên cội nguồn của dân tộc.

- Truyền thuyết Sơn Tinh -Thủy Tinh nói lên việc chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng của dân tộc.

- Truyện Thánh Gióng nói lên truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.


Đây nhaa, chúc bạn học tốtt ~~

 




Văn Lang 

=> Thời gian: khoảng thế kỉ VII TCN

-Hoàn cảnh:

- Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng lên.

- Cần phải giải quyết các xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt, giữa người Lạc Việt với các tộc người khác.

- Do như cầu trị thủy, bảo vệ mùa màng mọi người cùng hợp sức nhau lại mới có thể giải quyết được

- Địa điểm: vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

- Người đứng đầu: Hùng Vương - thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc đó lại thành một nước, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.

=> Nước Văn Lang được thành lập, có nhà nước cai quản chung, do vua Hùng đứng đầu, đứng sau là các Lạc hầu (Cai quản trung ương), lạc tướng ( cai quản bộ), cuối cùng là các Bồ chính( Quản lí chiềng chạ)

Âu Lạc 

⇒Hoàn cảnh:

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thắng lợi vẻ vang.

- Năm 207 TCN, vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán.

- Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới là Âu Lạc.

⇒Nhà nước Văn Lang sụp đổ và nhà nước Âu Lạc thành lập.

Thời gian: năm 207 TCN

Địa điểm: Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội)

Người đứng đầu: Thục Phán lên ngôi, lấy hiệu là An Dương Vương

Tổ chức nhà nước: Nhà nước Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương. Trong bộ máy cai trị đất nước có Lạc tướng ở địa phương, Lạc hầu ở trong triều đình giúp đỡ vua trị nước. Nước Âu Lạc được tổ chức cai trị theo các bộ dưới sự cai quản của Lạc Tướng. Bên cạnh đó, các đơn vị khác như làng, chạ nằm dưới sự cai quản của Bồ chính.

⇒Tuy không có gì thay đổi so với trước nhung quyền hành của nhà nước còn cao hơn và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.

Nguyên nhân sụp đổ:

- Năm 207 TCN, Triệu đà đem quân đánh xuống Âu Lạc nhưng thất bại.

- Triệu Đà vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.

- Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân đánh, do không đề phòng và nội bộ bị chia rẽ nên Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà.

⇒Nước Âu lạc bị sụp đổ.

- Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc là Trống đồng.

- Công trình tiêu biểu cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc là thành Cổ Loa.

$#Hoctot$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm