Sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và lãng mạn là yếu tố tạo nên vẻ đẹp chân dung người lính trong bài thơ Đồng chí. Em có đồng ý với nhận xét đó không? Nêu và phân tích 1 số ví dụ để làm rõ ý kiến của mình.
2 câu trả lời
Với sự hài hòa giữa chất hiện thực và chất lãng mạn, 3 câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chsi đã được tác giả miêu tả khá rõ nét chân dung người lính và vẻ đẹp của tình đồng chí.
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giắc tới"
Câu thơ đã gợi nên một khung cảnh đêm khuya với thời tiết vô cùng khắc nghiệt cho thấy hoàn cảnh cuộc đời người chiến sĩ vô cùng gian khổ. Song bất chấp mọi khó khăn, thử thách họ vẫn đứng lên chiến đấu. Động từ "chờ" đã cho thấy sự gan dạ, dũng cảm, làm mờ đi sự ác liệt của chiến tranh tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. 2 câu thơ ấy đã ca ngợi sức mạnh của tình đồng chí đã sưởi ấm họ giúp họ vượt lên sự khắc nghiệt của thời tiết.
"Đầu súng trăng treo"
Câu thơ cuối của bài thơ quả là hình ảnh thơ đẹp với sự lãng mạn để lại nhiều ấn tượng đối với người đọc. Không chỉ mang yếu tố tả thực mà còn giàu ý nghĩa biểu tượng. Súng và trăng là tượng trưng cho chiến tranh-hòa bình; là thực tại, mộng mơ; là chiến sĩ-thi sĩ. Tất cả đã hòa quyện bố sung cho nhau một cách hài hòa, làm đẹp thêm hình ảnh người lính. Qua đây, chúng ta có thể thấy rõ hơn hình tượng người lính và tình đồng chí thắm thiết cao đẹp.
*Lưu ý: Bạn có thể phân tích khổ 1,2 để thấy rõ hơn về cơ sở tình đồng chí và những khó khăn, gian khổ của những người chiến sĩ để từ đó thấy được rõ hơn về hình tượng người lính. Nhưng khổ thơ 3 lại cho thấy sự rõ nét hơn cả chính vì điều đó mình chọn khổ 3 để phân tích.
*Chúc bạn học tốt! :>
em đồng ý vớ nhận xét
dẫn chứng:
Toàn bài “Đồng chí” từ chi tiết cuộc sống đến cảm giác của tác giả đều rất thật, không một chút tô vẽ đắp điểm, không bình luận, thuyết minh. Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc