soạn hộ mình bài sự phát triển từ-mong mng vote nhiều iu iu

2 câu trả lời

TẠO TỪ NGỮ MỚI

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 72 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Những từ ngữ mới được cấu tạo dựa trên cơ sở các từ điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ là:

+ Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến, có kích thước nhỏ, có thể mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.

+ Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế,...

+ Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

+ Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

X + trường: chiến trường, công trường, nông trường, …

X + hóa: ô xi (ôxi) hóa, lão hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa,…

X + điện tử: thư điện tử, thương mại điện tử,…

Phần II

MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI

Câu 1.

Trả lời câu 1 (trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Những từ Hán Việt trong đoạn trích:

a. Thanh minh, lễ, tiết, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, tài tử, gian nhân.

b. Bạc mệnh, duyên phận, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc, thiếp, thần linh.

Câu 2

Trả lời câu 1 (trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a. AIDS

b. Ma-két-ting

-> Hai từ này có nguồn gốc từ tiếng Anh.

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1 => 2

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 74 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- x + học: văn học, toán học, khảo cổ học, sinh vật học,...

- x + hóa: ô-xi hóa, thương mại hóa, văn bản hóa, trừu tượng hóa,...

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 74 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao.

- Công viên nước: công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo,…

- Đa dạng sinh học: phong phú, đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.

- Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao (khoảng từ 100 km/h trở lên).

- Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại (nhãn hiệu của hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

Câu 3 => 4

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 74 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Từ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

- Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, cà phê, ca nô.

Câu 4:

Trả lời câu 4 (trang 74 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Những cách phát triển từ vựng:

+ Phát triển về nghĩa từ ngữ và phát triển về số lượng từ ngữ.

+ Sự phát triển về số lượng từ ngữ có thể diễn ra bằng hai cách: tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

- Thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh chúng ta luôn luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ.

I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ

Câu 1:

Từ "kinh tế" trong câu "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế" là cách nói rút gọn từ kinh bang tế thế, có nghĩa là trị nước cứu đời.

Nghĩa từ "kinh tế" hiện nay chỉ một lĩnh vực của đời sống xã hội như: hoạt động lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng sản phẩm, của cải vật chất.

Qua đó ta rút ra nhận xét: nghĩa của từ không phải nhất thành bất biến mà có thể biến đổi và phát triển theo thời gian; có thể mất đi nét nghĩa nào đó và cũng có thể được thêm vào những ý nghĩa mới.

Câu 2:

- xuân:

+ Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của một năm mới.

+ Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ.

- Tay

+ Nghĩa gốc: bộ phận gắn với phần trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm

+ Nghĩa chuyển: người chuyên hoạt động giỏi về một lĩnh vực nào đó, một môn thể thao hoặc một nghề.

=> Sự chuyển nghĩa của từ thường diễn ra theo hai kiểu quan hệ: ẩn dụ và hoán dụ. Theo quan hệ ẩn dụ, giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có liên hệ tương đồng (ví dụ: nghĩa của từ xuân trong các câu thơ trên). Theo quan hệ hoán dụ, giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có liên hệ gần nhau (ví dụ: nghĩa của từ tay trong các câu thơ trên).

II. Luyện tập

Câu 1: Tìm nghĩa của từ "chân" trong các câu:

- Câu (a): nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cơ thể.

- Câu (b): nghĩa chuyển, theo phương thức hoán dụ.

- Câu (c): nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ.

- Câu (d): nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ.

Câu 2:

Từ trà trong các trường hợp trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng),… được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

Câu 3:

Trong các từ đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,... từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: dung cụ đo có hình thức giống đồng hồ.

Câu 4: Tìm thí dụ để chứng minh các từ Hội chứng, Ngân hàng, Sốt, Vua là từ nhiều nghĩa.

a. Hội chứng:

- Nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh tật.

VD: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.

- Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi.

VD: Lạm phát, thất nghiệm là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế

b. Ngân hàng:

- Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.

VD: Ngân hàng công thương Vietcombank.

- Nghĩa chuyển: Kho lưu trữ những thành phần, bô phận cơ thể để sử dụng khi cần thiết, hay tập hợp các dữ liệu liên quan đến tới một lĩnh vực. được tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng.

VD: Ngân hàng máu, ngân hàng đề thi, …

c. Sốt:

- Nghĩa gốc: tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh.

Ví dụ: Nó bị sốt đến 40 oC.

- Nghĩa chuyển: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh.

VD: Cơn sốt đất, cơn sốt xe, cơn sốt điện thoại…

d. Vua:

- Nghĩa gốc: Người đứng đầu nhà nước, đứng đầu toàn dân để cai trị trong thời phong kiến.

Ví dụ: Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long.

- Nghĩa chuyển: người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định, thường là sản xuất, kinh doanh, nghệ thuật, thể thao.

VD: Vua bóng đá, vua ôtô… Danh hiệu này thường dùng cho phái nam.

Câu 5:

Từ "mặt trời" trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ. Nhưng trường hợp này không phải nghĩa gốc phát triển thành nghĩa chuyển, không phải ẩn dụ từ vựng. Đây là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh này, nó là ẩn dụ tu từ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2. Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước