so sánh sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu lục địa với các kiểu khí hậu gió mùa ? Khí hậu gió mùa ảnh hưởng gì đến khí hậu Việt Nam

2 câu trả lời

Khí hậu nhiệt đới gió mùa hay còn gọi là khí hậu nhiệt đới ẩm là khí hậu tương ứng với nhóm Am theo phân loại khí hậu Köppen. Giống như khí hậu xavan (khí hậu ẩm và khô nhiệt đới), khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình tháng trên 18oC trong mỗi tháng và có mùa ẩm, khô đặc trưng, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.000 - 1.500 mm ở nhiệt đới gió mùa châu Á.[1]

Tuy nhiên, không giống với khí hậu xavan, tháng khô nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng giáng thủy ít hơn 60 mm/tháng, nhưng lớn hơn (100-[tổng lượng giáng thủy{mm}/25]). Quan trọng hơn, khí hậu nhiệt đới gió mùa thường không có mùa khô đáng kể như khí hậu xavan. Cuối cùng, khí hậu nhiệt đới gió mùa gặp ít sự thay đổi về nhiệt độ trong năm hơn khí hậu xavan. Đối với khí hậu này, mùa khô nhất thường xảy ra vào đông chí (đầu mùa đông) đối với phía đó của đường xích đạo.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa được tìm thấy phổ biến ở Nam Á và Tây Phi. Tuy nhiên, có những vùng của Đông Nam Á như Việt Nam hay Thái Lan, vùng Caribe, Bắc và Nam Mĩ có kiểu khí hậu này.

Nhân tố chính kiểm soát khí hậu nhiệt đới gió mùa là hướng gió mùa. Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Ở châu Á, vào mùa hè (mùa mặt trời cao), có một luồng không khí vào bờ. Vào mùa đông (mùa mặt trời thấp),luồng không khí ra bờ (thổi từ lục địa ra)thường xuất hiện. Sự thay đổi về hướng là do sự khác biệt trong cách nước và đất nóng lên.

Những cách thay đổi áp suất mà ảnh hưởng đến sự phân bố theo mùa của lượng giáng thủy cũng xuất hiện ở châu Phi; mặc dù thông thường nó khác với sự hoạt động ở châu Á.

 - Các kiểu khí hậu gió mùa châu Á

 + Kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

 + Kiểu khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á

+ Đặc điểm

  - Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể  

  - Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều          

  - Các khí hậu lục địa:

       + Phân bố vùng nội địa: Ôn đới lục địa, Cận nhiệt lục địa

       + Phân bố ở khu vực Tây Nam Á: Nhiệt đới khô 

       + Đặc điểm:

   - Mùa đông khô và lạnh

   - Mùa hạ khô và nóng                

* Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa...