So sánh sự giống và khác nhau giữa gió tây ôn đới và gió mậu dịch. Liên hệ gió mậu dịch ở Việt Nam

2 câu trả lời

Khác nhau :

-Gió Mậu dịch: Gió thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo, theo

hướng Đông Bắc (BBC), hướng Đông Nam (NBC), gió hoạt động quanh năm, tính chất chung là khô, ít mưa. Gió di chuyển đến vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn nên nhiệt độ càng tăng không khí càng khô.

- Gió Tây ôn đới: Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới vĩ độ 60, theo hướng Tây là chủ yếu. Gió hoạt động quanh năm mang theo mưa và độ ẩm cao. Gió Tây ôn đới thổi về vùng có khí hậu lạnh hơn, sức chứa hơi nước giảm nên gió này luôn ẩm và mưa nhiều.

* Gió Tây Ôn Đới:

- Thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới

- Thời gian hoạt động:Quanh năm

- Hướng chủ yếu là hướng tây

+Tây Nam ở bán cầu Bắc

+ Tây Bắc ở bán cầu Nam

- Tính chất: ẩm, gây mưa nhiều, chủ yếu mưa bụi, mưa phùn.

*Gió Mậu Dịch:

- Thổi từ khu áp cao cận chí tuyến về khu áp thấp xích đạo

- Thời gian hoạt động:Quanh năm

- Hướng:

+ Đông Bắc ở bán cầu Bắc

+ Đông Nam ở bán cầu Nam

- Tính chất: khô, ít mưa.

* Gió Mậu DỊch ở Việt Nam (khối khí chí tuyến hải dương) là loại gió thổi thường xuyên trong vùng nội chí tuyến. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên chịu tác động của gió Mậu Dịch quanh năm, gió chuyển tiếp giữa hai mùa (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ).

Câu hỏi trong lớp Xem thêm