so sánh hình ảnh người lính trong bài đồng chí và tiểu đội xe không kính Làm ngắn thui nha . Chép mạng = báo cáo

2 câu trả lời

Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.

+ Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.

+ Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống cháy bỏng trong họ”.

+ Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”.

+ Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,"ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt.

+ Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”, "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.

+ Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.



viết hơi lâu bạn thông cảm

 Cả hai bài thơ đều giống nhau là những người lính cụ Hồ với trái tim yêu nước nồng nàn và căm thù giặc sâu sắc. Họ có ý chí, quyết tâm chiến đấu chiến thắng kẻ thù xâm lược. Và có tinh thần đoàn kết, tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn bó. Đặc biệt ở họ có tinh thần lạc quan, coi thường mọi khó khăn, gian khổ. Thật đáng trân trọng và ngợi ca. Bên cạnh những nét tương đồng như đã nói ở trên, những người lính trong hai bài thơ còn có những nét khác nhau như: Bài thơ "Đồng chí":, người lính xuất thân từ những người nông dân lam lũ và cuộc sống trong quân ngũ thiếu thốn hơn: thiếu thuốc men, áo rách, quần vá, chân không giày. Còn bài thơ tiểu đội xe không kính, các anh là những chàng trai trẻ, là thanh niên xung phong nên các anh vui nhộn, tinh nghịch, tếu táo hơn và cuộc sống đỡ thiếu thốn hơn vì các anh còn có xe không kính mà lái. Tất cả họ đều toát lên một vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt như khí phách, tâm hồn dân tộc Việt Nam. Thật tự hào biết bao!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
1 đáp án
2 giờ trước