Rút ra bài học từ nhận thức

2 câu trả lời

*Bài học về cái chết: Trên cuộc sống này cái chết là một điều là hiển nhiên, sống và chết là một cặp. Nếu không có cái chết thì sẽ không sống, hoặc nếu không sống thì cũng sẽ không có cái chết. Trong bộ bài Taro có một lá bài tên là Death và lá bài này có nghĩa là một sự chuyển đổi. Một giai đoạn này chấm dứt đã chuyển qua một giai đoạn mới, một cái đứa bé từ trong bụng mẹ được sinh ra thì đó là một sự chuyển đổi, một cái nơi rất là ấm áp, nơi không có định kiến, nơi không có phán xét, một cái nới chỉ có tình yêu thương thôi đã chuyển qua thế giới bên ngoài và thế giới chúng ta đang sống là một nơi có sự phán xét, đầy sự ganh đua, đố kị và lớn lên với nhiều áp lực khác nhau nhưng nếu nó không lớn lên trong môi trường này thì nó cũng không có cơ hội để học nhiều thứ khác. Sự chuyển đổi từ trong bụng mẹ qua thế giới thực là một điều bắt buộc. Nhiều khi có những đứa bé rất giận ba mẹ của nó vì sinh ra không thể nuôi nấng được nó. Và cuối cùng nếu mình ý thức nhiều hơn về cái chết, suy nghĩ nhiều hơn về cái chết, mình nói nhiều hơn về cái chết thì mình bắt đầu có một sự chuẩn bị để mình bắt đầu sống cho nó sâu sắc hơn, trân trọng nhiều hơn, biết ưu tiên cho cuộc sống của mình nhiều hơn và mình có cang đảm nhiều hơn.

*Người tổn thương mình nhiều nhất: Nếu một người trưởng thành thì họ luôn luôn nghĩ là thế giới này làm cho họ đâu khổ. Tại sao mọi người đều chống đối họ? Nhưng thực ra đối tượng làm cho họ tổn thương nhiều nhất đó là tâm trí của họ. Thế giới này đã được vận hành từ rất lâu rồi và -chúng ta chỉ là một điểm nhấn sáng hoặc tối trong thế giới bao la này với 7-8 tỉ người đang có mặt ở và có nhiều người đã có mặt trong quá khứ và mỗi người đều có một quá trình trưởng thành về mặt nhận thức vậy nên không ai làm chúng ta đâu khổ ngoài chúng ta. Vậy người làm chúng ta đâu khổ nhất là chúng ta mà thôi.

*Người thân làm tổn thương chúng ta: Không phải ngẫu nhiên là chúng ta có mặt trên cõi đời này. Có một khái niệm tên là Nhóm Linh Hồn, nhóm này gốm 6-10 người và trong cuộc sống thì đó là cha mẹ của chúng ta, anh chị của chúng ta. Trong xã hội chúng ta rất tử tế, lịch sự nhưng khi về nhà thì chúng ta không kiên nhẫn được với người thân của mình mà chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân thôi, không quan tâm đến cảm xúc của bố mẹ mình, chỉ nghĩ cha mẹ chỉ làm khổ mình thôi. Nhưng thực ra thì có, bố mẹ là đối tượng thứ hai làm tổn thương mình nhưng đối tượng thứ nhất chính là mình. Khi mình có gia đình, chúng ta thường bắt con cái của mình làm theo ước mơ của mình mà hồi đó mình không thực hiện được, không cho nó thực hiện ươc mơ của nó nên nhà là nơi hạnh phúc nhưng cũng là một hơi khổ đau. Thế giới loài người tạo ra những sự khổ đau tại vì những cá nhân tạo ra đâu khổ và tạo ra những gia đình đâu khổ. Nên mình sống trên thế giới này làm khổ nhau mà không hậu được bài học nào cả.

*Thế giới là một trường năng lượng khổng lồ: Khi mình gặp những người thân, bạn bè thì họ là những nguồn năng lượng khác nhau và cái nguồn năng lượng này nó tạo ra tâm thức (tâm thức là cách mà chúng ta nhìn nhận thế giới), trong mỗi cuộc đời của chúng ta thì chúng ta chỉ tăng được 5 điểm về nhận thức thôi vì mỗi ngày chúng ta điều tiếp xúc những điều tiêu cực từ nguồn online hoặc offline hoặc face. Và đa phần là những thông tin tiêu cực, khi chúng ta đọc những cái đó thì chúng ta tiêu thụ những nguồn thông tin tiêu cực mà chúng ta không biết mỗi ngày. Nó làm cho chúng ta quên đi mục đích cuộc đời của mình và không biết mình là ai nữa. Để rồi chúng ta sống trong đâu khổ với chúng mình và người thân của mình. Vậy nên khi chúng ta biết rằng thế giới là một trường năng lượng khổng lồ thì chúng ta biết lên tiêu thụ những gì và nên nghe những gì.

Thứ nhất là, phải có phong cách làm việc nhiệt tình, nhưng phải khách quan, khoa học.

Bản thân nhận thấy được phải có lòng nhiệt tình cách mạng thì mới đủ sức gánh vác trách nhiệm được phân công. Tuy nhiên, nhiệt tình cách mạng phải được kết hợp với tính khách quan, khoa học thì mới hoàn thành nhiệm vụ, tránh được những sai lầm, hành động chủ quan, tùy tiện. Khi gặp một sự việc, gặp một vấn đề nào đó, bản thân luôn đặt ra câu hỏi: vì sao có vấn đề này? xử trí như thế này, kết quả sẽ ra sao? Phải suy tính kỹ lưỡng, không hấp tấp, làm bừa, làm liều, việc gì cũng phải tìm hiểu rõ ràng cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn, không đưa ra quyết định khi chưa có thông tin đầy đủ, tránh chủ quan, duy ý chí.

Bản thân xây dựng thói quen tôn trọng thực tế khách quan, kiên quyết không bóp méo sự thật để chạy theo thành tích. Tôn trọng và làm việc theo chức trách, chế độ công tác, chương trình, kế hoạch đã đề ra, tránh lối làm việc ngẫu hứng, tùy tiện.

Thứ hai là, xây dựng phong cách làm việc dân chủ, tập thể, nhưng quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân. Bản thân luôn tự căn dặn mình cần phải nắm vững và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác, xây dựng thói quen lắng nghe ý kiến của tập thể, nhất là tập nghe cho được những ý kiến khác, trái với mình. Rèn luyện đức tính khiêm tốn, cầu thị, trung thực, thẳng thắn, có quyết tâm cao, dám chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Thứ ba là, rèn luyện được phong cách làm việc thiết thực, nói đi đôi với làm./.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm