Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí ! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng tráng ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Câu 1. định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2.Tìm và gọi tên một trường từ vựng. Câu 3.Những điểm chung nào đã giúp cho những người lính trở thành những người đồng đội của nhau? Câu 4.Em hiểu nghĩa của từ “tri kỉ” trong văn bản trên như thế nào? Câu 5 Tìm 2 câu văn và gọi tên biện pháp tu từ có trong mỗi câu văn đó. -Hết-

2 câu trả lời

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp
với tự sự, miêu tả.

Câu 2:

Trường tự vựng chỉ bộ phận cơ thể người: vai. chân. miệng.

Câu 3:

Điểm chung:

+ Hoàn cảnh xuất thân:  họ là những người nông dân nghèo ra đi từ hai miền đất xa nhau: “ nước mặn đồng chua”, “ đất cầy lên sỏi đá.”

+ Ý chí: yêu nước, chống lại giặc Pháp (hai chữ “mặc kệ” nói được cái dứt khoát, mạnh mẽ ...mặc dù vẫn luôn lưu luyến với quê hương “giếng nước gốc đa....”)

+ Hoàn cảnh sống trong khu quân sự: đều hó khăn như nhau (rải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng, những cơn sốt rét run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá)

Câu 4:

- Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

- Từ tri kỉ trong bài Đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.

- Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.

Câu 5:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ  nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

    + Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

    + Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

+Động từ mạnh: ''mặc kệ''

⇒ 2 chữ "mặc kệ" đã nói được cái dứt khoát mạnh mẽ

⇒Họ gắn bó sâu nặng với làng quê thân yêu, họ không hề vô tình vì thế họ cảm nhận được nhớ nhung của quê hương dành cho người đi lính

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2.

- Trường từ vựng chỉ quê hương: ruộng nương, làng, giếng nước, gốc đa, gian nhà

Câu 3.

- Những điểm chung đã giúp cho những người lính trở thành những người đồng đội của nhau:

+ chung về hoàn cảnh , nguồn gốc xuất thân

+ chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu

+ cùng thấu hiểu tâm tư của nhau

Câu 4.

- "Tri kỉ" có nghĩa là: là sự thấu hiểu bạn như hiểu mình

Câu 5.

- " Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay"

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ ( gian nhà không - chỉ những người thân nơi quê nhà của những người lính)

- " Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

- Biện pháp tu từ : liệt kê ( súng, đầu)

⇒ tình đồng chí gắn bó, keo sơn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
1 đáp án
11 giờ trước