PHIẾU HỌC TẬP

(HS hoàn thành vào tập ghi chép của mình)

I. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.

   Quan sát hình 11.2 kết hợp kênh chữ SGK và mục Em có biết Tr148, điền vào nội dung sau:

Độ cao chênh lệch giữa 2 đường đồng mức là ……m. 

Độ cao của các điểm: B: …… m, C: …… m, D: ……m, E: …….m.

So sánh: độ cao đỉnh núi A1 (950m) …….. hơn A2 (900m). 

Sườn núi A1 đến B ….. hơn so với sườn núi A1 đến C.

- Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc...) của 1 khu vực có diện tích nhỏ bằng đường đồng mức.

- Đường đồng mức: là đường nối liền các điểm có độ cao bằng nhau trên lược đồ địa hình.

II. Lát cắt địa hình

  Sử dụng hình 11.3. Lát cắt địa hình từ TPHCM đến Đà Lạt, kênh chữ SGK và mục Em có biết Tr149, điền vào nội dung sau:

Lát cắt địa hình từ TPHCM đến Đà Lạt lần lượt đi qua những dạng địa hình: …………..; ………….; ………………;………………….

Trong các điểm A, B, C thì điểm A có độ cao ……… nhất, điểm C có độ cao ……nhất.

Quan sát hình 11.3 hãy tính khoảng cách từ TPHCM đến Đà Lạt.

    - Tỉ lệ ngang của bản đồ: 1:………………..

    - Khoảng cách đo được từ TPHCM đến Đà lạt trên hình 11.3 là ………….cm.

    - Khoảng cách thực địa từ TPHCM đến Đà lạt = ……….. x ………….. = …………..cm = ..................km.

- Lát cắt địa hình là cách thức để thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc.

2 câu trả lời

Độ cao chênh lệch giữa 2 đường đồng mức là 600m. 

Độ cao của các điểm: B: 0m, C: 0m, D: 600m, E: 100m.

So sánh: Độ cao đỉnh núi A1 ( 950m ) cao hơn A2 ( 900m ). 

Sườn núi từ A1 đến B dốc hơn từ A1 đến C.

Lát cắt đi qua những địa hình đồng bằng, đồi núi thấp và đồi núi cao.

Trong các điểm A, B, C, điểm A là điểm có độ cao thấp nhất. Điểm C là điểm có độ cao cao nhất.

Tỉ lệ ngang của bản đồ: 1: 600 000

Khoảng cách đo được từ TPHCM đến Đà lạt trên hình 11.3 là 16,5cm.

Khoảng cách thực địa từ TPHCM đến Đà lạt = 16,5 × 600 000 = 9 900 000cm = 9 900km.

- Độ cao chêch lệch giữa hai đường đồng mức: 100 - 200 m.

- Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ:

+ Điểm B: 0 m.

+ Điểm C: 0 m.

+ Điểm D: 600 m.

+ Điểm E: 100 m.

- So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2: A1 cao hơn A2 50 m.

- Sườn núi từ A1 đến B dốc hơn từ A1 đến C do các đường đồng mức từ A1 đến B gần nhau hơn các đường đồng mức từ A1 đến C.

- Lát cắt lần lượt đi qua những dạng địa hình: Cao nguyên, đồi và đồng bằng.

- Điểm C có độ cao cao nhất, điểm A có độ cao thấp nhất.

còn câu còn lại mình chưa hiểu lắm