Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong 4 câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”.

2 câu trả lời

    Bốn câu cuối trong bài Khi con tu hú chính là bức tranh tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh, tâm hồn hòa vào màu sắc thiên nhiên tưng bừng nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng trước hiện thực phũ phàng. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giới bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu. Cảm xúc cứ dâng lên từng đợt, từng đợt như sóng dậy, thôi thúc con người bật tung xiềng xích, phá tan tù ngục để trở về với cuộc sống phóng khoáng, tự do. Người chiến sĩ muốn đạp muốn phá tất cả. Tâm trạng đau khổ, uất ức bật thốt thành lời thơ thống thiết. Tất cả cho thấy  niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.

* Đoạn 2: Người tù Cách mạng khao khát tự do, đau khổ vì bị giam cầm. 

- Từ ngữ mạnh: ''đạp'', ''ngột'', ''chết'', ''uất''. 

- Từ ngữ cảm thán: ''ôi'', ''thôi'', ''làm sao''. 

- Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng. 

- Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do). 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm