Phân tích đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực nam Á

2 câu trả lời

Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763- 1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nuớc (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.

cái này ghi cũng được

Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.

Từ sau ngày giành được độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng... và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt vốn đã nổi tiếng lâu đời với hai trung tâm chính là Côn-ca-ta và Mum-bai.

Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi. chính xác như điện tử. máy tính v.v...

Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc "cách mạng xanh" và "cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.




Đến năm 2015, Ấn Độ là nền kinh tế lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, chiếm khoảng 82% kinh tế Nam Á; đây là nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới xét theo GDP danh nghĩa và đứng thứ 3 nếu tính theo sức mua tương đương.[198] Ấn Độ là quốc gia Nam Á duy nhất là thành viên của nhóm các nền kinh tế lớn G-20  BRICS. Ấn Độ là nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và thuộc vào hàng cao nhất thế giới với 7,3% trong năm tài chính 2014–15. Pakistan là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực và có GDP/người đứng thứ 5,[199] tiếp đến là Bangladesh. Sri Lanka là nền kinh tế lớn thứ tư, có GDP/người đứng thứ nhì trong khu vực. Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2015, nhờ thúc đẩy từ tăng trưởng mạnh mẽ tại Ấn Độ, cộng với giá dầu mỏ thuận lợi, từ quý cuối của năm 2014 Nam Á trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới[200]

Các thị trường chứng khoán lớn trong khu vực là sàn chứng khoán Bombay (BSE), sàn giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ (NSE), và sàn giao dịch chứng khoán Karachi.[