Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nước ngầm

2 câu trả lời

* Các nhân tố ảnh hưởng đến nước ngầm

*1. Lượng mưa

-Vùng nghiên cứu nằm ở phía đông dãy Trường Sơn giống như các tỉnh duyên hải Trung Bộ, có chế độ mưa chịu sự chi phối của cơ chế hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và chịu tác động của điều kiện địa hình, nên liên quan mật thiết với gió mùa đông bắc. Trong một năm tồn tại 2 mùa là: mùa mưa (lượng mưa tháng >100 mm với tần suất ≥ 75%) kéo dài 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa khô (lượng mưa tháng <100 mm với tần suất ≤ 75%) kéo dài 8 tháng, từ tháng 1 đến tháng 8. Lượng mưa trung bình năm tại vùng nghiên cứu biến đổi từ 2500 đến 3000 mm. Biến trình năm của lượng mưa có 2 cực đại và 2 cực tiểu. Cực đại chính xảy ra vào tháng 10 với lượng mưa từ 762 đến 924 mm, cực đại phụ xảy ra vào tháng 5 hoặc tháng 6 (dẫn đến mưa tiểu mãn) với lượng mưa từ 77 đến 225 mm. Cực tiểu chính xảy ra từ tháng 2 đến tháng 4 với lượng mưa từ 34 đến 85 mm, cực tiểu phụ xảy ra vào tháng 7 với lượng mưa từ 71 đến 110 mm.

*2. Lượng bốc hơi

-Bốc hơi là một trong những nguyên nhân làm hao hụt lượng nước, vì vậy nó được xem là một thành phần quan trọng của cán cân cân bằng nước và ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng của nước dưới đất. Nếu như giữa lượng mưa và biên độ dao động mực nước dưới đất tại vùng nghiên cứu trong mùa mưa có mối tương quan tỷ lệ thuận, thì trong mùa khô giữa lượng bốc hơi và biên độ dao động mực nước dưới đất có mối tương quan tỷ lệ nghịch (Hình 5-7). Sự tương quan giữa chúng khá chặt chẽ, tuỳ thuộc vào chiều sâu mực nước dưới đất và lớp phủ thực vật. Hệ số tương quan biến đổi r = 0,72 - 0,87 (Bảng 2). Trong mùa khô, do tác động của nhân tố bốc hơi, trữ lượng nước dưới đất giảm đáng kể do bề dày tầng nước dưới đất giảm. Mặc khác, lượng bốc hơi tăng làm cho tốc độ thấm nhỏ hơn tốc độ khuếch tán của nước mặn (từ biển và hệ đầm phá) đã dẫn đến tăng độ tổng khoáng hoá của nước dưới đất.

*3. Địa hình, địa mạo

-Vùng nghiên cứu có dạng địa hình đồng bằng có cồn cát và đầm phá, trong đó các đụn cát và cồn cát phân bố gần bờ, kéo dài song song với phương của bờ biển và tập trung chủ yếu ở phía nam của dải phía bắc và phía bắc của dải phía nam. Phần còn lại là các đồng bằng thấp. Mặc khác, vùng nghiên cứu được biển và hệ đầm phá bao bọc nên bề mặt nước dưới đất có dạng thấu kính, mực nước dưới đất nằm nông, biến đổi từ 0,4 đến 12 m. Thành phần thạch học của tầng chứa nước chủ yếu là cát thạch anh, lớp phủ thực vật phát triển kém. Chính tình hình đó tạo điều kiện thuận lợi cho nước mưa thấm cung cấp cho nước dưới đất. Tuy nhiên, ở những vùng địa hình cao, mực nước dưới đất nằm sâu, lượng nước mưa cung cấp cho nước dưới đất chậm. Khi lượng mưa tăng thì mực nước dưới đất dâng cao chậm hơn, sự lệch pha so với lượng mưa từ 10 đến 20 ngày và građien áp lực (độ dốc mực nước) của nước dưới đất tương đối lớn, do tốc độ thoát tăng (lỗ khoan C09 phân bố trên sườn dải cát; cao trình mặt đất tại lỗ khoan Z = 7,93 m; độ sâu mực nước cực tiểu hmin = 1,46 m, cực đại hmax = 3,31 m; biên độ dao động mực nước cực đại Dh = 1,85 m; Hình 3). Ngược lại, ở những vùng địa hình thấp, mực nước dưới đất nằm nông, lượng nước mưa cung cấp cho nước dưới đất nhanh, khi lượng mưa tăng thì mực nước dưới đất cũng dâng cao, sự lệch pha so với lượng mưa là không đáng kể từ 1 đến 5 ngày và građien áp lực của nước dưới đất tương đối nhỏ do tốc độ thoát thấp (lỗ khoan C03 phân bố dưới chân dải cát; cao trình mặt đất tại lỗ khoan Z = 3,21 m; độ sâu mực nước cực tiểu hmin = 0,48 m, cực đại hmax = 1,30 m; biên độ dao động mực nước cực đại Dh = 0,83 m;

 CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

1. Lượng mưa

Vùng nghiên cứu nằm ở phía đông dãy Trường Sơn giống như các tỉnh duyên hải Trung Bộ, có chế độ mưa chịu sự chi phối của cơ chế hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và chịu tác động của điều kiện địa hình, nên liên quan mật thiết với gió mùa đông bắc. Trong một năm tồn tại 2 mùa là: mùa mưa (lượng mưa tháng >100 mm với tần suất  75%) kéo dài 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa khô (lượng mưa tháng <100 mm với tần suất ≤ 75%) kéo dài 8 tháng, từ tháng 1 đến tháng 8. Lượng mưa trung bình năm tại vùng nghiên cứu biến đổi từ 2500 đến 3000 mm. Biến trình năm của lượng mưa có 2 cực đại và 2 cực tiểu. Cực đại chính xảy ra vào tháng 10 với lượng mưa từ 762 đến 924 mm, cực đại phụ xảy ra vào tháng 5 hoặc tháng 6 (dẫn đến mưa tiểu mãn) với lượng mưa từ 77 đến 225 mm. Cực tiểu chính xảy ra từ tháng 2 đến tháng 4 với lượng mưa từ 34 đến 85 mm, cực tiểu phụ xảy ra vào tháng 7 với lượng mưa từ 71 đến 110 mm.

Qua phân tích các biểu đồ quan hệ giữa lượng mưa và mực nước dưới đất tại các lỗ khoan trong vùng nghiên cứu (Hình 2-4) ta thấy giữa chúng có quan hệ tỷ lệ thuận. Sự tương quan tuyến tính giữa chúng là vừa phải, tuỳ thuộc vào chiều sâu mực nước dưới đất, điều kiện địa hình và lớp phủ thực vật. Hệ số tương quan trong các phương trình biến đổi r = 0,22 -0,42 (Bảng 1, các phương trình tương quan được chạy trên phần mềm KaleidaGraph). Khi lượng mưa tăng thì mực nước dưới đất dâng cao và chúng cùng pha. Thường các tháng đầu mới dâng, đường cong biểu diễn mực nước tương đối thoải và trở nên dốc dần ở các tháng đạt cực đại, điều này liên quan đến sự tăng lượng mưa và giảm dần bề dày đới thông khí. Trong mùa mưa mực nước dưới đất dâng cao làm tăng đáng kể trữ lượng động của nước dưới đất trong vùng, ngược lại, mùa khô mực nước dưới đất hạ thấp làm giảm đáng kể trữ lượng động của nước dưới đất. Mặt khác, nước dưới đất trong vùng có dạng thấu kính, thành phần hoá học chịu tác động mạnh của quá trình khuếch tán nước mặn từ biển và hệ đầm phá, nên lượng cung cấp nước mưa cho nước dưới đất tăng, tốc độ thấm sẽ lớn hơn tốc độ khuếch tán của nước mặn dẫn đến sự giảm độ tổng khoáng hoá của nước dưới đất. Điều này cho thấy lượng mưa là nguồn cung cấp và là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng của nước dưới đất tại vùng nghiên cứu.

2. Lượng bốc hơi

Các số liệu quan trắc cho thấy lượng bốc hơi trung bình năm của vùng nghiên cứu biến đổi khá lớn, từ 900 đến 1009 mm/năm, bằng 30-40% tổng lượng mưa năm. Biến trình năm của bốc hơi ngược với biến trình năm của lượng mưa, thời kỳ mưa ít nhất có lượng bốc hơi cao nhất và thời kỳ mưa nhiều nhất có lượng bốc hơi đạt cực tiểu. Nhìn chung, khả năng bốc hơi lớn, mưa ít, nhiệt độ cao đã gây ra thời tiết khô hạn ở dải ven biển từ tháng 3 đến tháng 8, trong đó các tháng 7 và 8 có lượng bốc hơi lớn nhất.

Bốc hơi là một trong những nguyên nhân làm hao hụt lượng nước, vì vậy nó được xem là một thành phần quan trọng của cán cân cân bằng nước và ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng của nước dưới đất. Nếu như giữa lượng mưa và biên độ dao động mực nước dưới đất tại vùng nghiên cứu trong mùa mưa có mối tương quan tỷ lệ thuận, thì trong mùa khô giữa lượng bốc hơi và biên độ dao động mực nước dưới đất có mối tương quan tỷ lệ nghịch (Hình 5-7). Sự tương quan giữa chúng khá chặt chẽ, tuỳ thuộc vào chiều sâu mực nước dưới đất và lớp phủ thực vật. Hệ số tương quan biến đổi r = 0,72 - 0,87 (Bảng 2). Trong mùa khô, do tác động của nhân tố bốc hơi, trữ lượng nước dưới đất giảm đáng kể do bề dày tầng nước dưới đất giảm. Mặc khác, lượng bốc hơi tăng làm cho tốc độ thấm nhỏ hơn tốc độ khuếch tán của nước mặn (từ biển và hệ đầm phá) đã dẫn đến tăng độ tổng khoáng hoá của nước dưới đất.

3. Địa hình, địa mạo

Vùng nghiên cứu có dạng địa hình đồng bằng có cồn cát và đầm phá, trong đó các đụn cát và cồn cát phân bố gần bờ, kéo dài song song với phương của bờ biển và tập trung chủ yếu ở phía nam của dải phía bắc và phía bắc của dải phía nam. Phần còn lại là các đồng bằng thấp. Mặc khác, vùng nghiên cứu được biển và hệ đầm phá bao bọc nên bề mặt nước dưới đất có dạng thấu kính, mực nước dưới đất nằm nông, biến đổi từ 0,4 đến 12 m. Thành phần thạch học của tầng chứa nước chủ yếu là cát thạch anh, lớp phủ thực vật phát triển kém. Chính tình hình đó tạo điều kiện thuận lợi cho nước mưa thấm cung cấp cho nước dưới đất. Tuy nhiên, ở những vùng địa hình cao, mực nước dưới đất nằm sâu, lượng nước mưa cung cấp cho nước dưới đất chậm. Khi lượng mưa tăng thì mực nước dưới đất dâng cao chậm hơn, sự lệch pha so với lượng mưa từ 10 đến 20 ngày và građien áp lực (độ dốc mực nước) của nước dưới đất tương đối lớn, do tốc độ thoát tăng (lỗ khoan C09 phân bố trên sườn dải cát; cao trình mặt đất tại lỗ khoan Z = 7,93 m; độ sâu mực nước cực tiểu hmin = 1,46 m, cực đại hmax = 3,31 m; biên độ dao động mực nước cực đại Dh = 1,85 m; Hình 3). Ngược lại, ở những vùng địa hình thấp, mực nước dưới đất nằm nông, lượng nước mưa cung cấp cho nước dưới đất nhanh, khi lượng mưa tăng thì mực nước dưới đất cũng dâng cao, sự lệch pha so với lượng mưa là không đáng kể từ 1 đến 5 ngày và građien áp lực của nước dưới đất tương đối nhỏ do tốc độ thoát thấp (lỗ khoan C03 phân bố dưới chân dải cát; cao trình mặt đất tại lỗ khoan Z = 3,21 m; độ sâu mực nước cực tiểu hmin = 0,48 m, cực đại hmax = 1,30 m; biên độ dao động mực nước cực đại Dh = 0,83 m; Hình 2).