NV2. Hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội.
Học sinh quan sát hình 17.2 cho biết:
Câu 1. Sự hợp tác để phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á ASEAN được biểu hiện như thế nào?
Câu 2. Hãy cho biết ba nước trong tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-GIÔ-RI đã đạt được kết quả của sự hợp tác như thế nào?
NV3. Việt Nam trong ASEAN.
- HS tự nghiên cứu dựa theo sự hiểu biết, SGK trang 60). Thực hiện nhiệm vụ học tập như sau:
Câu 1. Cho biết ích lợi của Việt Nam trong hợp tác với các nước ASEAN?
Câu 2. Những khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên ASEAN?
2 câu trả lời
trả lời
nhiệm vụ nhóm 2 :
Câu 1. Sự hợp tác để phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á ASEAN được biểu hiện như thế nào?
⇒ - nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề , chuyển giao công nghệ , đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lượng thực , thực phẩm đảm bảo đáp đúng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu .
- tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước
- xây dựng tuyến đường sắt , đường bộ từ việt nam sang cam-pu-chia , thái lan , ma-lai-xi-a và xin-ga-po : từ mi-an-ma qua lào tới việt nam .
- phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê công.
Câu 2. Hãy cho biết ba nước trong tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-GIÔ-RI đã đạt được kết quả của sự hợp tác như thế nào?
ba nước trong tam giác tăng trưởng kinh tế Xi - Giô - Ri : ma - lai - xi - a , xin - ga - po , in - đô - nê - xi - a .
đạt được kết quả :
+ sau 10 năm , tại vùng kém phát triển của ma - lai - xi - a ( tỉnh giô - hô ) và in - đô - nê - xi -a ( quần đảo ri - au ) đã xuất hiện các khu công nghiệp lớn .
+ còn xin - ga - po phát triển những nghành công nghiệp không cần nhiều công nhân và nguyên liệu.
@deawoo
#hoidap247
Câu 1 :
Có thể nói, việc gia nhập ASEAN đã đem lại lợi ích nhiều mặt cho Việt Nam. Điều này được thể hiện và chứng minh trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau.
Về mặt chính trị-an ninh, gia nhập ASEAN giúp Việt Nam củng cố môi trường hòa bình, ổn định của khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng nhờ gia tăng đối thoại, tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực nhằm ứng phó với những thách thức chung. ASEAN cũng tạo môi trường và không khí thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực, giải quyết những vấn đề trong quan hệ song phương do lịch sử để lại hoặc mới phát sinh. Là thành viên ASEAN, Việt Nam cũng góp phần xây dựng và thúc đẩy các cơ chế, tiến trình hợp tác khu vực phát triển đúng hướng, phù hợp với lợi ích quốc gia. Trong quan hệ đối ngoại, ASEAN giúp tăng cường vị thế và tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế, hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các đối tác, trong đó có nhiều nước lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga.
Về kinh tế, ASEAN là nơi Việt Nam hội nhập đầu tiên, là thị trường xuất nhập khẩu và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên của Việt Nam. Hội nhập ASEAN, Việt Nam đã hài hòa hóa hệ thống tiêu chuẩn, quy trình thủ tục với các nước trong khu vực. Nhờ tập dượt hội nhập thành công ở khu vực, Việt Nam đã tự tin hơn khi hội nhập sâu rộng với thế giới. Cũng nhờ ASEAN, Việt Nam đã thúc đẩy được quan hệ kinh tế với nhiều đối tác quan trọng, thông qua ASEAN đàm phán thiết lập khu vực mậu dịch tự do, thúc đẩy thương mại, đầu tư với các đối tác này. ASEAN cũng giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển, kết nối tốt hơn với các nền kinh tế phát triển trong và ngoài khu vực.
Về văn hóa-xã hội, ASEAN tạo ra rất nhiều khuôn khổ, cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau như: Giáo dục, y tế, phụ nữ, thanh niên, trẻ em, môi trường, văn hóa, thông tin, phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ, lao động, với nhiều chương trình, dự án hợp tác đem lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam.
Một lợi ích nữa mà hội nhập ASEAN đem lại là động lực thúc đẩy cải cách trong nước, phát triển nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ trong công tác đối ngoại, nhất là cán bộ đa phương. Nhờ đó Việt Nam đã tạo dựng được nền tảng vững chắc cho các bước hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.
Câu 2 :
- Khó khăn:
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
- Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...