những tác hại do thiên nhiên gây ra ở khu vực Đ.Á và biện pháp khắc phục.

2 câu trả lời

Khô hạn trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa hằng năm đã gây thiệt hại trực tiếp hàng trăm tỷ đồng, hàng chục người thiệt mạng, để lại những hậu quả xấu về môi trường. Ngoài ra, các biến động khác như sạt lở đất, lốc tố, mưa đá, dông sét, gió tây nắng nóng, sương mù, sương giá,... cũng đã gây ra không ít khó khăn trở ngại cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân

Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thiên tai trước hết là do tính chất phân hóa theo không gian, thời gian của các yếu tố thời tiết thủy văn. Trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố mưa và dòng chảy. Sự chênh lệch lớn giữa hai mùa khô cạn và mưa lũ của hai yếu tố này làm cho mùa mưa thì thừa nước sinh lũ lụt, đến mùa khô lại chịu cảnh hạn hán, thiếu nước. Địa hình cũng góp phần đáng kể vào việc hình thành thiên tai. Hệ thống đồi núi nhấp nhô, đỉnh khá nhọn và cao nguyên bậc thềm xen kẽ làm cho địa hình phân cắt, hiểm trở, đi lại khó khăn, nhiều nơi độ dốc trên 10 độ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc rửa trôi, xói mòn, dồn nước nhanh chóng tạo nên những cơn lũ quét và những cơn lũ có biên độ lũ lớn, sườn lũ dốc, khó dự báo trước, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất, xây dựng, giao thông thủy lợi, có khi là cả tính mạng con người. Hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân làm cho thiên tai có chiều hướng gia tăng và thêm nguy hiểm hơn. Tàn phá rừng tự nhiên đã làm mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Nhiều vùng đất vốn xưa kia có cây rừng nay bị tàn phá trở nên cằn cỗi, không còn khả năng điều hòa dòng chảy làm cho dòng chảy lũ vốn đã nguy hiểm do độ dốc lớn nay lại thiếu sự che chắn của cây rừng nên càng trở nên nguy hiểm hơn. Không còn cây rừng thì chỉ sau khi kết thúc mưa một thời gian đất đai lại trở nên khô cằn, dòng chảy cạn kiệt.  

Biện pháp

Để chủ động hạn chế, khắc phục tình trạng thiên nhiên tàn phá phục thì cần triển khai tốt những việc làm thiết thực, chủ động nắm bắt nguy cơ xuất hiện thiên tai để có các bước đối phó thích hợp. Các biện pháp phòng chống thiên tai

 Luôn chủ động nắm bắt những diễn biến của thời tiết thủy văn. Rất cần có sự đầu tư xây dựng bổ sung mạng lưới quan trắc đo đạc khí tượng thủy văn, từng bước nâng cấp hiện đại hóa mạng lưới thông tin hai chiều, đáp ứng kịp thời các thông tin về tình hình thời tiết thủy văn giữa cơ quan chuyên môn là Đài Khí tượng Thủy văn , các Trung tâm Khí tượng thủy văn các tỉnh và các Trạm quan trắc do Đài quản lý với các địa phương, các ban, ngành, cơ quan và cá nhân sử dụng bản tin dự báo khí tượng thủy văn.

- Tăng cường công tác bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới rừng đầu nguồn, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm chặt phá rừng.

- Đầu tư xây dựng mới; tu bổ nâng cấp độ an toàn và hiệu quả sử dụng của các hồ chứa hiện có.

- Khảo sát, quy hoạch tính toán cân bằng giữa nhu cầu dùng nước thực tế và khả năng cấp nước của các công trình để có kế hoạch đầu tư khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

- Quy hoạch, bố trí hợp lý dân cư, cân đối sản xuất theo hướng phù hợp với trình độ sản xuất và điều kiện tự nhiên trong đó chú trọng tài nguyên đất và tài nguyên nước.

- Tăng cường công tác tổ chức chỉ đạo, luôn chuẩn bị tốt về nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có các tình huống xấu xảy ra.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tích cực tham gia phòng chống thiên tai. Có các hình thức phổ biến kiến thức giúp cho mọi người dân nhận biết rõ hơn về thiên tai, nâng cao ý thức tự bố trí phòng chống. Di dời, bố trí vị trí tái định cư cho các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất đá, vùng quy hoạch điều tiết của các hồ chứa…

động đất ,núi lửa phun, sống thần

bpkhwacs phục: báo cho người dân biết kịp thời, xây các trạm cứu hộ, xây các ngooichawcs hơn