Những phương pháp sản xuất rau an toàn ở vn và trên thế giới

1 câu trả lời

heo tác giả George Boyhan và ctv, ở Mỹ, sản xuất hữu cơ là một trong những bộ phận phát triển nhanh nhất trong nông nghiệp của Mỹ. Ước tính gia tăng khoảng 20% mỗi năm trong 10 năm qua. Nhưng nó vẫn còn có sản lượng thấp hơn 1% trong tổng số sản lượng nông nghiệp của Mỹ. Tiểu bang Georgia đã sản xuất rau hữu cơ với mức thấp so với nhiều tiểu bang khác, ước tính khoảng 1.000 mẫu Anh (1 mẫu Anh khoảng 0,4 hecta) so với trên 190.000 mẫu Anh tổng số diện tích riêng sản xuất rau. Mặc dù việc sản xuất hữu cơ của Georgia là nhỏ, nhưng nó có tiếng vang tích cực và tiếp tục phát triển tạo sự quan tâm và lôi cuốn mạnh.

Về việc chứng nhận sản phẩm hữu cơ, cũng theo các tác giả George Boyhan và ctv thì việc chứng nhận hữu cơ không yêu cầu, song, việc sử dụng từ “hữu cơ” có giới hạn cho việc cung cấp chứng chỉ đối với người sản xuất hữu cơ. Sự miễn cấp chứng chỉ theo luật này chỉ dành cho những người sản xuất tiêu thụ kém hơn 5.000 USD mỗi năm.

Logo cho sản phẩm sản xuất từ 95-100% hữu cơ của Mỹ

Những người sản xuất và áp dụng các phương pháp hữu cơ nhưng không muốn cấp chứng chỉ có thể sử dụng các từ như: hoàn toàn tự nhiên, thân thiện với môi trường, bền vững, v.v… nhưng loại trừ việc sử dụng từ “hữu cơ”.

Đối với pháp luật về hữu cơ của EU hiện nay thì EU đặt ra cho sản xuất cây trồng, vật nuôi, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tiêu chuẩn được dán nhãn mác là sản phẩm hữu cơ. Tuân thủ với luật pháp hữu cơ của EU bắt buộc cho tất cả các sản phẩm mang biểu tượng (logo) hữu cơ của EU. Đồng thời để truy tìm tung tích các sản phẩm hữu cơ, tên hoặc số mật mã của bộ phận cấp giấy chứng chỉ mà đã chứng nhận người sản xuất hữu cơ cũng phải được ghi trên nhãn.

Nhằm đơn giản nhận ra thực phẩm hữu cơ trong các cửa hàng, luật lệ nhãn mác mới sẽ được áp dụng từ ngày 1 tháng 7 năm 2010 với sự bắt buộc sử dụng logo hữu cơ của EU (Hình 2) trên tất cả thực phẩm hữu cơ được sản xuất ở EU trước khi đóng gói. Nguồn gốc của các thành phần nông trại được chỉ thị cùng với logo và số mật mã của bộ phận chứng chỉ phải đi cùng nhãn mác.

Hình 2

Mặt khác, người ta có thể tìm thấy các tiêu chuẩn hữu cơ riêng trong các nước thành viên của EU. Hầu hết các tiêu chuẩn này có logo hữu cơ riêng của chúng. Song, tất cả hầu như hài hòa với luật pháp về thực phẩm hữu cơ của EU.

Ở nước ta, gần đây việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp nói chung hay rau sạch nói riêng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hay VietGAP đã được thực hiện ở nhiều nơi. GlobalGAP (trước đây là EUREPGAP) là một tổ chức tư nhân mà thiết lập các tiêu chuẩn một cách tự nguyện. Thông qua đó, các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn có thể được cấp chứng chỉ trên khắp thế giới. Mục tiêu GlobalGAP là thiết lập một bộ tiêu chuẩn đánh giá về Thực hành Nông nghiệp Tốt (Good Agricultural Practices (GAP)), áp dụng cho các sản phẩm khác nhau trong nông nghiệp khắp mọi nơi.

Đối với người tiêu thụ và nhà phân phối, chứng chỉ GlobalGAP là sự bảo đảm rằng thực phẩm nào đó đã được tuân thủ với chất lượng quy định và các tiêu chuẩn an toàn. Được sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững, tôn trọng các yêu cầu về an toàn, vệ sinh và sức khỏe của công nhân, môi trường và động vật.

GlobalGAP là tiêu chuẩn hoạt động bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất của sản phẩm được cấp chứng chỉ, từ thời điểm đầu tiên (ví dụ, các chỉ tiêu kiểm tra về hạt giống hoặc nương mạ cây trồng) và tất cả các hoạt động nông trại theo sau đó cho đến khi sản phẩm rời khỏi nơi sản xuất.

Theo http://vietgap.vn ngày 24/5/2011 tại Việt Nam đã áp dụng quy trình VietGAP thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn. Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam, nhằm các mục đích:

  1. Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm.
  2. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận VietGAP.
  3. Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm.
  4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại ViệtNam.

Sản xuất rau sạch, rau an toàn theo VietGAP đã tiến hành nhiều nơi từ Bắc chí Nam thu được nhiều kết quả tốt. Lượng rau xanh sạch và an toàn cung cấp ra thị trường ngày một nhiều. Tuy nhiên, hiện nay nước ta chưa có nhãn mác dùng chung cho sản phẩm rau sạch như của Mỹ hay của Châu Âu. Việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch còn nhiều khó khăn và giá bán chưa hấp dẫn người sản xuất vì đầu tư cao mà giá ngang bằng giá sản phẩm tự do trên thị trường.

Việc này theo Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Bền vững (2010), cho rằng rau sạch ở thành phố Hồ Chí Minh từng được xem là loại cây trồng trọng điểm với nhiều sự hỗ trợ từ các ban ngành và được phát động rầm rộ như một phong trào, nay cứ ngày một teo tóp lại. Nhiều HTX rau sạch hiện nay chỉ sản xuất cầm chừng hoặc giải thể do giá cả quá “bèo”, không đủ tái đầu tư sản xuất. Điển hình như, HTX Ngã Ba Giồng, Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn) sản xuất từ 15-20 tấn/ngày nhưng lượng hàng có hợp đồng đưa vào các siêu thị chưa tới 1 tấn.

Khu vực ấp Đình, xã Tân Phú Trung và xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi) sản xuất 20-25 tấn rau/ngày, nhưng cũng chỉ giao hàng, có hợp đồng 2-3 tấn. HTX rau sạch Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) là mô hình trồng rau sạch trọng điểm của thành phố trong chủ trương phát triển rau sạch được lập ra cách nay 3 năm, nhưng đến nay chỉ lay lắt hoạt động, chờ ngày… giải tán.

Cùng với khó khăn đó, theo http://vov.vn, ngày 28/05/2011 viết Đề án phát triển vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn của thành phố Hà Nội có kinh phí thực hiện lên tới gần 1.000 tỷ đồng với mục tiêu đến năm 2015, toàn thành phố có 5.000 ha rau an toàn. Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai, việc thực hiện vẫn ì ạch, nhiều vùng sản xuất rau an toàn của Hà Nội gần như bị xóa bỏ dù đã nằm trong quy hoạch phát triển của nhiều quận, huyện. Lý do chính là người trồng rau không tìm được đầu ra cho sản phẩm trong khi vai trò của Hợp tác xã rau sạch hầu như quá mờ nhạt trong vai trò là bà đỡ cho xã viên.

Vì vậy, để tăng cường việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch, theo kinh nghiệm của HTX rau sạch Thỏ Việt cho rằng để rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP tiêu thụ được dễ dàng đòi hỏi việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm mạnh hơn, áp dụng nhiều phương pháp tiếp thị linh hoạt hơn.

chúc bạn học tốt 

xin ctlhn