1 câu trả lời
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ.
+ Năm 1055, người thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á.
+ Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo Ấn Độ gọi là Vương triều Hồi giáo Đê-li.
- Chính sách thống trị:
+ Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo,
+ Tự dành cho mình quyền ưu tiên ruuộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
+ Mặc dù đã cố gắng thi hành một số chính sách mềm mỏng song mất sự ủng hộ của người dân do phân biệt tôn giáo, sắc tộc.
- Văn hóa: Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. Kinh đô Đê-li được xây dựng trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới”.
- Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
+ Hồi giáo có cơ hội được truyền bá đến một số nước ở Đông Nam Á.