Những công trình kiến trúc đồ sộ của cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại là sản phẩm của * sự sáng tạo và nhiều xương máu của nhân dân. tinh thần tự nguyện, mong muốn xây dựng của nhân dân. sự lao động miệt mài không ngừng nghì của vua-quan. sự đồng lòng của nhà vua và nhân dân.

1 câu trả lời

Các cư dân người Sumer đầu tiên đã định cư ở Lưỡng Hà và xây dựng nên nền văn minh ở đây vào khoảng 3500 năm trước Công nguyên cho đến thời đại Babylon. Kiến trúc của vùng Lưỡng Hà thường được xem như bắt đầu với sự hình thành các thành phố của người Sumer và sự sáng tạo nên chữ viết và khoảng 3100 năm trước Công nguyên. Các công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kì Protoliterate là chủ yếu là các đền đài tôn giáo. Người Sumer sử dụng vật liệu chủ yếu xây dựng bằng gạch-bùn, với thể loại công trình nổi tiếng là các Đài chiêm tinh Ziggurat, còn được gọi là bệ núi, ra đời trên cơ sở sùng bái đồi núi, sùng bái thiên thể và tục lệ xem sao, các vì tinh tú trên trời. Ziggurat là loại hình kiến trúc kiểu tầng bậc, bệ cao nọ đặt trên bệ cao kia, càng lên cao thì thu dần lại, có đường dốc trượt hoặc bậc thang thẳng góc hoặc men theo khối xây để đi lên đỉnh, trên đỉnh có một đền thờ nhỏ. Bậc thang có khi đi lên từ bên phải và bên trái khối xây, cũng có kiểu bậc thang xoáy trôn ốc. Mỗi thành phố đều có một hoặc một số Ziggurat. Dấu vết còn lại đã chứng minh đó là những công trình kiến trúc bằng đất nện, bên ngoài có xây một lớp gạch. Ziggurat còn lại ở thành phố Ur là chứng tích nổi tiếng nhất của loại hình kiến trúc này, có niên đại khoảng năm 2125 TCN, có kích thước đáy 65 x 43 m, tầng một cao 9,75 m, tầng hai có kích thước 347 x 23 m, cao 2,5 m, chiều cao tầng trên cùng khoảng 21 m. Ngoài Ziggurat ở Ur, người ta còn tìm thấy dấu vết các Ziggurat khác ở Uruk, EridouNinive và tạo dựng lại cả hình ảnh Ziggurat ở Babilon. Nhìn chung, các Ziggurat có từ ba đến bảy bậc, mỗi tầng được trang trí một màu khác nhau, tượng trưng cho một ngôi sao thờ.

Người Ai Cập cổ đại có tục lệ ướp xác, tạo thành các "mummy" và chôn chúng trong những ngôi mộ đồ sộ là Mastaba và Kim tự tháp. Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc, là một khối xây bằng đá, có mặt cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Từ mặt trên của Mastaba người ta đào một giếng hình tròn hoặc hình vuông, sâu đến khoảng 30 m. Đáy giếng thông sang một hành lang rồi đến phòng mai táng (nơi để quan tài). Sau khi chôn người chết, giếng được lấp kín. Ở Ai Cập còn tìm thấy nhiều nơi có dấu vết của các khu vực có Masataba như khu lăng mộ vua chúa ở Memphis, xây dựng ở vương triều thứ ba, khoảng thế kỷ 18 trước Công nguyên. Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp.

#hlong210410

Câu hỏi trong lớp Xem thêm