Những cánh diều có thể tự do bay lượn trên trời cao là vì chúng có người giữ dây trên mặt đất. Con người có thể yên tâm đi khắp mọi nơi vì họ luôn có nơi để quay về. Đất nước có thể phát triển vươn xa chỉ khi biết trân trọng và phát huy truyền thống. Từ những thực tế trên, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của những điểm tựa trong đời.
1 câu trả lời
Đoàn Địa chất 36 đóng tại thị xã Bắc Ninh, sau chuyển về thị xã Hưng Yên. Hồi ấy, chuyên gia Liên Xô ở nhà xây hai tầng. Cán bộ, nhân viên Việt Nam ở nhà tranh vách đất, nhà tập thể, 10 người một gian. Những người làm thực địa, công tác lưu động khắp nơi, chỉ hằng tháng về Đoàn bộ họp hành, báo cáo công việc, lĩnh lương. Nói theo kiểu anh em bỗ bã với nhau là “lội đồng suốt đời”. Không phân biệt kỹ sư hay công nhân, mùa hè, tất cả đều quần đùi, cởi trần, mũ lá cọ như nhau. Nơi gần thì ở nhà dân, nơi xa dựng lều ăn ngủ giữa đồng. Nhóm kỹ thuật có mấy người, còn lại là công nhân đường dây. Hết giờ làm việc, vất mấy cuộn dây vào lều, vài người ở lại trông máy, người khác lo sửa chữa thiết bị nạp ắc quy ở thị xã. Sau này khảo sát ở Thái Bình, chuyên gia ở khách sạn Cầu Bo, cán bộ, công nhân Việt Nam ở nhà dân. Có lần, các nữ dân quân làng Tiên Hưng trú mưa ở nhà bạt che trạm máy, tưởng là lều vịt, trông thấy máy móc lạ lẫm, săn đón mời các anh vào làng... xơi cơm.
Vào một sáng sớm mùa đông, lều bạt của chúng tôi trên gò cao giữa đồng, đang ấm giấc trên ổ rơm, bỗng nhiên có người đánh thức:
- Dậy, dậy! Các chú chuyển ngay đi nơi khác, đây là mả hủi, mọi người đều tránh xa...
- Dạ thưa cụ, đây là nơi cao ráo nhất cánh đồng, chúng cháu ở đây đã mấy ngày rồi mà có thấy ai nói gì đâu. Vả lại tuyến khảo sát nhất thiết phải đi qua đây, chúng cháu chưa dời đi nơi khác được! - một người trong chúng tôi nói.
Ông cụ khẽ lắc đầu rồi thở dài, chắc là thấy những người làm dầu khí cũng vất vả không kém gì người nông dân chân lấm tay bùn.
Với chiếc balô trên vai, chúng tôi lặn lội khắp miền núi, vùng đồng bằng, ven biển ngập nước, thực hiện thăm dò để phát hiện các mỏ dầu khí. Đội địa chấn nổ mìn làm rạn nứt mương máng, nhưng bà con không bắt đền, không nhận bồi thường, lại cho ăn uống nữa. Các bác cao tuổi ví người đi tìm dầu khí hơn cả đi tìm vàng cho đất nước. Vàng đã quý, công tìm "vàng đen" lại càng quý hơn. Người dân cũng chịu thiệt thòi đôi chút, cùng đóng góp cho sự nghiệp dầu khí chứ sao! Không ít người dân khi có dịp trò chuyện với chúng tôi đã tâm sự, chia sẻ như vậy. Những lần như thế, chúng tôi lại càng thấy trách nhiệm, nhắn nhủ nhau làm tốt hơn nữa công việc của mình.
Khi khảo sát trên sông, người và trạm máy trên thuyền, máy thu sóng trên bè luồng bồng bềnh quanh co trên mặt nước. Khi chúng tôi chèo thuyền trong đêm trăng Trà Lý, khi đón bình minh trên sông Tiên Hưng, lúc thả neo trong hoàng hôn nơi sông Luộc. Mùa hè tắm nước phù sa còn mát hơn trong phòng điều hòa máy lạnh. Những lần nổ mìn dưới sông, hai bờ nhộn nhịp đông vui. Cá chết nhiều nổi trắng mặt sông, cũng là nguồn cung cấp thực phẩm cho Đội địa chấn. Dọc theo sông, người ăn ở trên thuyền, nơi gần dân, gần chợ thì có củi lửa, có rau đậu để ngày hai bữa thổi nấu với nhau. Khi xa dân, xa chợ thôi thì qua quýt cho xong, nhiều khi chúng tôi hết gạo, ăn khoai lang luộc thay cơm...
Nhớ tới niềm vui thí nghiệm thăm dò địa chấn ở cánh đồng làng gà Đông Cảo, Khoái Châu. Đây là thí nghiệm đầu tiên xem thử có sóng phản xạ từ lòng đất hay không. Hồi ấy, các anh Trương Minh, Trần Cảnh, Nguyễn Đức Tuấn, Võ Long, Phạm Đình Phàng, Nguyễn Thanh, các chị Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Bích Thụ được sự giúp đỡ nhiệt tình của đoàn chuyên gia Liên Xô đứng đầu là kỹ sư Masiu Tovar và của anh Hồ Đắc Hoài từ Tổng cục Địa chất. Hôm ấy, Hưng Yên lồng lộng trời xanh, mùa lúa nước dậy thì mơn man hương đồng gió nội. Hai ngọn cờ đỏ đuôi nheo phần phật gió chắn giữ hai đầu con đường đồng đầy cỏ may. Cạnh bên cờ chỉ giới là hai tốp bảo vệ đeo băng đỏ hướng dẫn bà con đi vòng lối khác. Một việc làm, hai tác dụng, vừa bảo đảm an toàn cho người, vừa tránh gây nhiễu, làm ảnh hưởng đến độ chính xác của thí nghiệm. Đúng giờ khai hỏa, 2,5kg thuốc nổ phát nổ trên mặt đất, một cột khói bốc cao, đồng ruộng nhà cửa rung lên như động đất, nước sóng sánh bờ, tràn lên trên mặt đường. Trạm máy địa chấn SS-24P của Liên Xô và các máy thu sóng đã ghi được các đợt tín hiệu sóng phản xạ đầu tiên, 24 đường ghi trên giấy ảnh hiện lên các đợt sóng địa chấn rõ nét tuyệt vời.
Bước đầu thí nghiệm thành công tốt đẹp. Chuyên gia vui, Đoàn trưởng Bùi Đức Thiệu cười khà khà bắt tay chúc mừng mọi người. Chúng tôi cảm ơn lòng đất đã không phụ lòng người.
Niềm vui cùng suy nghĩ chưa yên tâm vì sóng phản xạ còn yếu và khá nông đã làm chúng tôi thao thức trắng đêm. Chúng tôi cùng các chuyên gia bàn bạc phải nổ mìn trong giếng khoan dưới mặt đất để tăng năng lượng sóng và tránh nhiễu loạn của lớp đất bở rời trên mặt. Cuộc thí nghiệm phải tiếp tục chọn chiều sâu bắn mìn thích hợp để tăng chiều sâu nghiên cứu. Quả thật, nổ mìn trong giếng khoan nông 15-18m đã cho phản xạ đến 1,8-2,0 giây, tức là chiều sâu khảo sát có thể đến trên 3.000m. Dựa vào kết quả thí nghiệm, phương án thăm dò địa chấn phản xạ đầu tiên cho vùng trũng sông Hồng đã được thảo ra.
Thuở ấy, công việc xử lý phân tích số liệu chưa có máy tính, mọi việc đều làm bằng cây bút chì màu, chiếc máy Nisa quay tay và cậy nhờ vào kiến thức địa vật lý - địa chất, khả năng tổng hợp của con người. Rồi các phương án kỹ thuật chi tiết và mở rộng tiếp theo được thực hiện, xây dựng các lát cắt, vẽ nên bản đồ và phát hiện hàng loạt các cấu tạo có triển vọng dầu khí, chỉ ra vị trí các giếng khoan cấu tạo, đầu tiên là giếng khoan Khoái Châu. Thật bất ngờ, thú vị là lát cắt địa tầng giếng khoan đã khẳng định và liên kết được các phản xạ tiên liệu. Tại đây phát hiện than gầy, có dấu hiệu khí metan.
Các giếng khoan cấu tạo tiếp theo đặt tại Phủ Cừ, Tiên Hưng, Tiền Hải, Kiến Xương... với chiều sâu đến 1.200m. Từ năm 1970, các giếng khoan thông số, thăm dò đến chiều sâu trên 3.000-5.000m được khoan ở các cấu tạo Phủ Cừ, Tiên Hưng, Tiền Hải ABC, Kiến Xương C (Xuân Thủy, Nam Định). Đặc biệt, các giếng khoan tìm kiếm số 61, 63 tại Tiền Hải phát hiện dầu thô và dòng khí đốt lưu lượng mạnh. Mỏ khí Tiền Hải là “đứa con đầu lòng” của ngành Dầu khí Việt Nam, đã nhiều năm cống hiến cho sự phát triển điện lực và công nghiệp địa phương Thái Bình.
xin hay nhất ạ