nha Tan da thong nhat va xac lap che do phong kien Trung Quoc nhu the nao?

2 câu trả lời

 Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.
- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:
+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ. 
+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.
+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).

 -Từ TK XXI - TK III TCN, sau triều đại nhà Chu, Trung Quốc bị chia cắt thành nhiều nước nhỏ. Trong đó, nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất nên đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ. - Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng là hoàng đế và chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập nên triều đại phong kiến đầu tiên của Trung Quốc. -     Nhà Tần đã áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung để củng cố sự thống nhất đất nước. -     Xã hội có sự phân hóa và các giai cấp mới được hình thành, cụ thể là: Quan lại, quý tộc - những người sở hữu nhiều ruộng đất - trở thành địa chủ. -Tầng lớp nông dân bị phân hóa thành giai cấp bóc lột là địa chủ (bộ phận giàu có) và nông dân tự phát (bộ phận giữ được ruộng đất để trồng trọt) -Bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng từ địa chủ để trồng trọt được gọi là nông dân lĩnh canh. Tuy nhiên, họ cần phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ (địa tô) => Xã hội hình thành quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ - nông dân lĩnh canh, thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc - nông dân công xã. Từ đó, nhà Tần đã xác lập chế độ phong kiến tại Trung Quốc
Câu hỏi trong lớp Xem thêm