Nguyên nhân vì sao về mùa đông trên đất liền lại hình thành trung tâm áp cao còn ngoài biển là trung tâm áp thấp và về mùa hè thì ngược lại

2 câu trả lời

Để một áp thấp hình thành phải có đủ các điều kiện thuận lợi của bề mặt khí quyển như khí áp, nhiệt độ, gió... Bởi vậy, những vùng có khí hậu nóng của vùng nhiệt đới, trên đại dương hoặc trên biển nhiệt đới thường hay xuất hiện áp thấp nhiệt đới. Khi một vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh, khí áp sẽ giảm đi, điều này sẽ hút gió từ các phía có khí áp cao hơn về và có xu hướng thăng động (bốc lên cao). Gió là không khí chuyển từ áp cao đến áp thấp, nhưng do ảnh hưởng của lực Coriolis (lực lệch hướng do trái đất tự quay) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành hình thế gió xoáy. Ở bán cầu Bắc, hướng gió sẽ lệch về bên phải hướng chuyển động nên hình thành xoáy nghịch nhiệt đới. Ở bán cầu Nam, lực Coriolis làm hướng gió lệch về bên trái so với hướng chuyển động, nên hình thành xoáy thuận nhiệt đới. Điều này cũng diễn ra tương tự như các áp thấp ôn đới cũng có hướng gió xoáy ngược chiều nhau ở hai bán cầu

Do tính chất hấp thụ tỏa nhiệt của đất liền và biển khác nhau

- Vào mùa đông: lục địa mất nhiệt và lạnh nhanh hơn vùng biển => trên đất liền có nhiệt độ thấp hơn biển nên hình thành trung tâm áp cao; vùng biển ấm hơn hình thành trung tâm áp thấp

- Vào mùa hè: lục địa đốt nóng và hấp thụ nhiệt nhanh hơn biển nên có nền nhiệt cao hơn => hình thành áp thấp, ngược lại đại dương hấp thụ nhiệt chậm hơn, nền nhiệt thấp hơn nên hình thành trung tâm áp cao.