nguyên nhân trong thế kỉ từ 16 đến 18 hoạt động buôn bán rât sôi nổi

2 câu trả lời

Vào đầu thời đại đồng thau, ở đồng bằng Bắc Bộ, văn hoá Phùng Nguyên đã phân bố trên một vùng rộng lớn từ các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. Ở Thanh Hoá, các bộ lạc nguyên thuỷ cũng có mặt trên địa bàn rất rộng: từ miền núi đến đồng bằng, ven biển.

            Ở miền núi: Người thời đại đồng thau đã để lại dấu vết trong các hang động Thẩm Hai và Thẩm Tiên (thuộc huyện Thường Xuân). Trong tầng văn hoá dày từ 20 - 30cm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều rìu, đục bằng đá được mài nhẵn. Đồ gốm thu được ở đây không nhiều nhưng đã thể hiện trình độ chế tác rất độc đáo: gốm thường có miệng loe dày, vai xuôi, có loại có chân đế. Hoa văn trang trí rất đa dạng nhưng chủ yếu bằng kĩ thuật khắc vạch với những đường song song hoặc cắt nhau chạy thành từng băng quanh thân. Trong tầng văn hoá cũng tìm thấy cả vỏ ốc suối. Với sự phát triển của kĩ thuật chế tác đồ gốm, lại cư trú trên địa bàn xung quanh các thung lũng bằng phẳng, những cư dân thuộc nhóm di tích Thường Xuân đã là những người làm nông nghiệp.

            Ở miền biển: Trong khi các bộ lạc miền núi Thường Xuân sản xuất nông nghiệp và phát triển nghề làm gốm, thì ở vùng biển, một nhóm các bộ lạc khác đã biết đến kim loại. Di chỉ tiêu biểu là Hoa Lộc (xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc) đã được khai quật lớn vào năm 1974 và 1975. Vì vậy nền văn hoá khảo cổ ở đây được đặt tên là văn hoá Hoa Lộc. Cư dân văn hoá Hoa Lộc sống gần bờ biển. Tại các di chỉ thuộc văn hoá này đã phát hiện được nhiều chì lưới bên cạnh xương răng các loài cá biển, cá nước ngọt, chứng tỏ đánh cá là một nghề quan trọng của họ. Cũng tìm thấy ở đây xương răng các loài động vật đã được thuần dưỡng như trâu, bò, chó, lợn, và thú rừng như hươu, nai, hoẵng, lợn rừng, tê giác v.v... Rõ ràng chủ nhân văn hoá Hoa Lộc còn là những người chăn nuôi và săn bắn giỏi. Nhưng không nghi ngờ gì nữa, các bộ lạc văn hoá Hoa Lộc đã có một nền nông nghiệp dùng cuốc phát triển.

            Tại di chỉ Hoa Lộc (hay còn gọi là Cồn sau chợ), đã tìm thấy số lượng rất lớn cuốc đá có vai hoặc hình tứ giác (61 chiếc). Ở di chỉ Phú Lộc (còn có tên là Cồn Nghè) tìm thấy tới 80 cái. Rìu và bôn có vai được mài nhẵn toàn thân, có hình dáng cân đối, cũng là loại nông cụ được tìm thấy khá nhiều ở văn hoá Hoa Lộc. Nhưng rõ ràng nhất là tại di tích Bái Cù, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều vết tích của vỏ trấu. Đây là trấu của giống lúa nước.

            Chủ nhân văn hoá Hoa Lộc là những người làm gốm giỏi, đồ gốm của họ rất độc đáo cả về hình dáng lẫn hoa văn trang trí. Họ đã tạo được những cái bình có vai gãy, miệng gâp vào trong. Có cả loại có miệng hình nhiều cạnh mà các nơi khác rất hiếm gặp. Hoa văn trên đồ gốm Hoa Lộc cũng rất đẹp và phong phú: người ta đã thống kê được 18 đồ án hoa văn khác nhau trên đồ gốm Hoa Lộc, trong đó, đặc trưng và độc đáo nhất là hoa văn hình bọ gậy được tạo bằng cách ẩn miệng vỏ sò biển lên thân gốm khi còn ướt.

            Một đặc điểm quan trọng khác của văn hoá Hoa Lộc là sự xuất hiện rất nhiều những con dấu bằng đất nung. Các con dấu này có hình chữ nhật hoặc gần tròn, thường được người thợ gốm khắc những chữ “S” hoặc những hoa văn nối tiếp nhau với nét khắc rất sâu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, công dụng của những con dấu này có lẽ được dùng để in hoa văn lên vải hơn là để tạo hoa văn trên đồ gốm. Cũng tại Hoa Lộc, còn tìm thấy những hộp đất nung hình chữ nhật, có hai ngăn, mà công dụng cho đến ngày nay vẫn còn tranh cãi. Điều quan trọng là đã phát hiện được dấu vết của đồng trong văn hoá Hoa Lộc, đó có thể là những mẩu dây hoặc dùi đồng đã bị rỉ nát. Trong tương quan với các nền văn hoá cùng thời, các nhà nghiên cứu nhận thấy đã xuất hiện sự giao lưu giữa các bộ lạc văn hoá Hoa Lộc với chủ nhân các nền văn hoá khác. Ở phía Bắc, hoa văn in mép vỏ sò đặc trưng của văn hoá Hoa Lộc đã tìm thấy ở Sập Việt, Bản Gièm (Sơn La). Nhiều mảnh gốm kiểu Hoa Lộc được tìm thấy ở Gò Mả Đống (Ba Vì - Hà Nội), núi Lê (Ninh Bình), đồi Ghệ, đồi Giạ (Vĩnh Phú cũ). Ở phía Nam, phong cách trang trí và đồ án hoa văn hình chữ S in bằng miệng vỏ sò đã thấy xuất hiện ở Pò Cung (Quỳ Hợp - Nghệ An).

            Căn cứ vào những thành tựu trong kĩ thuật chế tác các loại công cụ, trong các ngành kinh tế sản xuất và sự phân bố các di chỉ trên một vùng rộng lớn, có thể nhận thấy rằng mật độ cư dân trong văn hoá Hoa Lộc đã khá cao. Chủ nhân văn hoá Hoa Lộc hẳn đã có cuộc sống tinh thần khá phong phú: chỉ có những bộ óc phóng khoáng với những bàn tay khéo léo mới có thể tạo nên những kiểu dáng và hoa văn trên đồ gốm phong phú đến vậy. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề đánh cá biển và kĩ thuật chế tác kim loại ra đời có thể đã góp phần quan trọng xác lập chế độ công xã thị tộc phụ quyền trong đời sống xã hội văn hoá Hoa Lộc.

            Ở vùng đồng bằng sông Mã: Khi các bộ lạc ở miền núi, miền biển Thanh Hoá bước vào thời đại đồng thau cách đây khoảng 4.000 năm thì vùng đồng bằng ven đôi bờ sông Mã, cư dân các bộ lạc ở di chỉ Cồn Chân Tiên cũng bước vào sơ kì thời đại đồng thau. Cùng thời với di chỉ này, ven đôi bờ sông Mã còn phát hiện được các di chỉ núi Chàn (ở sườn tây núi Đọ), khe Tiên Nông (sườn Tây Bắc núi Nuông). Kết quả khai quật và nghiên cứu các di chỉ này đã được nhiều nhà nghiên cứu xác định là giai đoạn sớm nhất của thời đại đồng thau ven sông Mã, là cốt lõi mở đầu trong quá trình hình thành bộ Cửu Chân trong nước Văn Lang.

            Những công cụ bằng đá ở Cồn Chân Tiên cho thấy cư dân giai đoạn này đã đạt tới trình độ kĩ thuật chế tác đá rất cao. Họ sử dụng đá bazan khai thác ở núi Đọ. Họ sử dụng kĩ thuật ghè để tạo phác vật, sau đó ghè tu chỉnh và tiến hành mài đá. Họ đã dùng hai loại bàn mài để mài phá và mài trau (loại đá có kết cấu hạt to dùng mài phá, loại mài trau có kết cấu hạt mịn). Bàn mài của họ đôi khi được dùng cả bốn mặt, có loại có rãnh chắc được dùng để mài đồ trang sức. Rìu đá ở Cồn Chân Tiên chủ yếu là rìu lưỡi cân, cạnh đó còn có loại lưỡi mài vát một bên có tiết diện hình chữ V lệch (thường được gọi là bôn). Đặc biệt ở đây đã tìm thấy những chiếc rìu và bôn có hình dáng nhỏ nhắn và rất xinh bằng đá ngọc, lưỡi rất sắc bén. Cũng tìm thấy nhiều vòng trang sức bằng đá, cư dân Cồn Chân Tiên chế tác công cụ ngay tại nơi cư trú.

            Di chỉ Cồn Chân Tiên có tầng văn hoá tương đối dày, chứng tỏ con người đã định cư ở đây khá lâu dài. Đồng bằng ven sông Mã là địa bàn khai thác nghề trồng lúa nước của họ. Địa bàn cư trú ấy với điều kiện trình độ chế tác công cụ phát triển đã đưa sản xuất nông nghiệp lên vị trí hàng đầu trong nền kinh tế của cư dân Cồn Chân Tiên. Cũng như cư dân văn hoá Phùng Nguyên, Hoa Lộc, các bộ lạc nguyên thuỷ đôi bờ sông Mã đang dần dần chuyển sang chế độ công xã thị tộc phụ quyền và điều quan trọng hơn cả, khi đối chiếu, so sánh với kết quả nghiên cứu các giai đoạn phát triển sau này ở các di chỉ khảo cổ học khu vực đồng bằng sông Mã, sông Chu, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng cư dân các bộ lạc Cồn Chân Tiên là nhóm đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành bộ Cửu Chân trong nước Văn Lang của các vua Hùng.

Cho mik xin ctlhn nhé !

lúc này chưa sự quản lí quá chặt chẽ của nhà nước ,nên cả nước ngoài lẫn trong nước buôn bán rất tấp nập .một số thuyền lớn nước ngoài đặc biệt châu âu cx sang nước ta buôn bán ,họ còn lập cửa hàng buôn lâu dài .trong nước thì có buôn bán trao đổi các vùng miền sôi nổi k kém

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
6 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: - Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: - Nhà người cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè? - Tâu bệ hạ - Ông đáp – Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc. Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. […] (Trích Yết Kiêu, theo Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam, tập một, Nguyễn Đổng Chi, NXB Giáo dục, 2000, tr.541) Câu 1. Chỉ ra những chi tiết kì ảo có trong ngữ liệu trên. Theo em, các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Yết Kiêu đã lập nên chiến công gì? Chiến công đó có ý nghĩa như thế nào với nhân dân, đất nước? Câu 3. Xác định từ láy trong câu văn sau và cho biết từ láy đó gợi ra hoàn cảnh của nhân dân như thế nào? “Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải”. Câu 4. “Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới” a. Xác định các cụm động từ trong câu trên. b. Cho biết các dấu phẩy trong câu trên có công dụng gì? Câu 5. Qua ngữ liệu trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Yết Kiêu.

10 lượt xem
1 đáp án
17 giờ trước