Người Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc thời phong kiến như thế nào?
2 câu trả lời
Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt Nam, là nền tảng đạo đức giáo dục con người, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại quân chủ như Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn, trong suốt chiều dài lịch sử phù hợp và dung hòa với đời sống người Việt hình thành nền Nho giáo bản sắc Việt Nam nôm na gọi là Việt Nho ... Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam sâu sắc là nền tảng của nền văn minh tại Việt Nam và xếp Việt Nam vào các nước ảnh hưởng nền Văn minh Trung Hoa gọi là Vùng văn hóa Đông Á. Nho giáo từng bước định hình lối sống, sinh hoạt, đạo đức, đối nhân xử thế trong xã hội Việt Nam. Một số tư tưởng của Nho giáo vẫn đóng vai trò trong trật tự xã hội Việt Nam tới ngày nay. Những khía cạnh suồng sã và tiêu cực của chủ nghĩa vật chất và tư tưởng hưởng thụ được cho là xung đột với Nho giáo và làm xuống cấp đạo đức người Việt Nam ngày nay.
Bởi vì Nho giáo có vai trò đối với nhà nước phong kiến tập quyền, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến. Muốn chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ thì cần có tư tưởng Nho giáo làm nòng cốt. Ở Đại việt thời Trần vẫn còn tồn tại “Tam giáo đồng nguyên” ( Ba tôn giáo ) nhưng đến thời Lê sơ đã tăng cường hơn vai trò của Nho giáo đi liền với cải cách hành chính của Lê Thánh Tông.