Người việt nam đã tiếp thu tư tưởng nho giáo của Trung Quốc thời phong kiến như thế nào?
2 câu trả lời
1. Khái niệm tư tưởng triết học Việt Nam
Tư tưởng triết học Việt Nam là những tư tưởng triết học của người Việt. Trong suốt lịch sử Việt Nam nếu theo tiêu chí của một nền triết học là phải có triết gia, triết thuyết và trường phái thì Việt Nam không có một nền triết học bản địa nào. Suốt mấy thập kỷ qua, quan niệm này chiếm ưu thế trong đánh giá hoạt động văn hóa tinh thần của đất nước.
Tuy nhiên, một số học giả, một số nhà nghiên cứu vẫn nhìn nhận rằng dân tộc Việt Nam có một nền văn hiến riêng, trong nó chứa đựng một sắc thái tư tưởng không giống với các nền văn minh lân cận. Những nghiên cứu tư tưởng dân tộc làm cho việc khẳng định có một thứ tư tưởng triết học Việt Nam dần dần trở nên tự tin hơn. Đến nay, có xu hướng còn cho rằng Việt Nam không chỉ có những tư tưởng triết học mà còn có cả những học thuyết triết học theo đúng nghĩa của nó.
2. Điều kiện hình thành và phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam
Về mặt địa lý: Việt Nam nằm ở phía Đông – Nam Châu Á, là vị trí địa lý thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ trong nhiều thế kỷ trước thời kì cận đại đã tạo điều kiện hình thành nên lịch sử tư tưởng tại Việt Nam.
Về phương diện kinh tế: Việt Nam có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước. Nền nông nghiệp nước ta dựa vào trình độ lao động thủ công và kinh nghiệm lâu đời của người nông dân.
Về tổ chức, cơ cấu xã hội truyền thống Việt Nam: Hệ thống làng xã khép kín tạo điều kiện cho nền “văn hóa làng mạc” ra đời và phát triển. Nhà nước phong kiến có hai nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức dân cư các làng xã chống giặc ngoại xâm và xây dựng duy trì hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Về văn hóa: Việt nam có sự giao lưu, tiếp nhận các học thuyết lớn từ Ấn Độ, Trung Quốc trong sự phong kiến hóa nền văn hóa dân tộc. Điều này đã làm cho bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam có sự phong phú và đa dạng.
3. Sơ lược về các hệ thống tư tưởng lớn tại Việt Nam
Nho giáo, Đạo gia và Phật giáo du nhập vào Việt Nam và trải qua hàng ngàn năm đã có ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng Việt Nam.
Một là, Nho giáo còn có tên gọi khác là Khổng giáo - một hệ thống đạo đức, triết học học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đệ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người ứng xử theo lẽ phải có đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Nho giáo du nhập vào nước ta rất sớm nhưng không phải là Nho giáo nguyên thủy mà là Hán nho và Tống Nho. Các triều đại đầu tiên của Việt Nam đều xa lạ với Nho giáo, phải đến thời kỳ nhà Lý, Trần thì Nho giáo mới dần phát triển. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ IXX, trong hai triều đại Lê, Nguyễn thì Nho giáo mới thống lĩnh tư tưởng văn hóa và để lại dấu ấn lớn trong quá trình giáo dục, lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, Đạo gia du nhập vào nước ta từ khoảng cuối thế kỉ thứ II, chia làm hai phái là nội tu và ngoại dưỡng nhưng phái nội tu phát triển hơn. Thời kì phong kiến độc lập, các triều đại Đinh, Lê, lý, Trần đều coi trọng các đạo sỹ không kém các tăng sư. Tới thời Lê Trung Hưng, Đạo gia bắt đầu suy thoái, các đạo quán bị Phật giáo hóa và trở thành chùa.
Ba là, Phật giáo do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập và truyền dạy-là một trong tôn giáo lớn nhất, tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo trên khắp thế giới. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II SCN, chia làm hai hệ phái Phật giáo Bắc tông ở miền Bắc và Nam tông ở miền Nam.
Phật giáo trong thời kì nhà Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo. Tuy nhiên, đến đời nhà Hậu Lê thì Phật giáo bị suy thoái. Bước sang thế kỉ XX, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu ở các đô thị miền Nam gắn với sự đóng góp của nhà sư Khánh Hòa, Thiện Chiếu.
Nho giáo, Đạo gia và Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ thời Bắc thuộc và cả ba tôn giáo không bài trừ mà hài hòa, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo gia lo về thể xác con người, Phật giáo lo về tinh thần, đời sống tâm linh kiếp sau của con người. Ba vị tổ sư của tam giáo là Khổng Tử- Nho giáo, Lão tử - Đạo gia, Phật Thích Ca Mâu Ni- Phật giáo đã in sâu trong tâm thức, đã được người Việt vận dụng một cách sáng tạo, dung hòa để đáp ứng nhu cầu tinh thần, tình cảm và tâm linh của con người.
4. Sự hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
*Thời kỳ Bắc thuộc: Tính từ khi bắt đầu du nhập cho đến lúc suy vong, Nho giáo đã có lịch sử 1900 năm truyền bá ở Việt Nam. Thời Bắc thuộc, trong những thế kỷ đầu công nguyên, các quan cai trị người Hán như Tích Quang (1-5), Nhâm Diên (29-33), Sĩ Nhiếp (187-226), Đỗ Tuệ Độ (đầu thế kỷ V) đã ra sức truyền bá Nho giáo ở Giao Châu. Tuy nhiên, thời kỳ này Nho giáo chỉ lưu hành trong bọn thống trị dân phương Bắc.
*Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI: Phải đến thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ XI trở đi, Nho giáo mới được Nhà nước phong kiến chú trọng đề cao. Triều đại Lý – Trần, Nho giáo với tư cách học thuyết chính trị – đạo đức cũng đã dần khẳng định ưu thế của mình trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, quản lý xã hội và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong xã hội phong kiến tập quyền Việt Nam.
Về mặt chính trị: Nhà nước chủ trương quyền hành phải thống nhất, tập trung vào thiên tử, bảo vệ các vương triều với quyền lợi của dòng họ thống trị. Nho giáo trong lĩnh vực tư tưởng, chính trị – xã hội ngay từ thời Lý là ở bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn đã dẫn ra những điển tích về vua Bàn Canh, vua Thành V¬ương của thời Tam Đại để khẳng định chủ trư¬ơng dời đô của mình là đúng đắn, làm kế lâu dài cho con cháu. Tư tưởng về ‘Trời”, “mệnh Trời” được vua quan sử dụng phổ biến cũng cho thấy ảnh hưởng khá sâu rộng của quan niệm duy tâm thần bí Hán Nho. Việc Lý Công Uẩn lên ngôi được giải thích là “ứng mệnh trời, thuận lòng người”.
Về tư tưởng đạo đức, việc đưa ra những chuẩn mực đạo đức cho hành vi ứng xử của con người, những yêu cầu đối với các mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, đối với việc tu thân,… có tác dụng to lớn trong việc giúp các triều đại củng cố sự thống trị giai cấp, sự thống nhất đất nước vào chính quyền trung ương, ổn định trật tự xã hội.
Về giáo dục: Đến thời Lý, Lý Thái Tổ cho xây cất Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử (1076). Đến năm 1227, nhà Trần đã mở khoa thi đầu tiên.
Với sự lớn mạnh của Nho giáo Việt nam, với nhu cầu cải cách đất nước đã dẫn đến việc triều Lê chủ động đưa Nho giáo thành Quốc giáo; Nho giáo giữ địa vị độc tôn.
*Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX: Nhà Nguyễn đề cao hệ tư tưởng Nho giáo nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội.
Về chính trị và pháp luật: Bắt đầu từ vua Gia Long đã biên soạn bộ luật của triều Nguyễn gọi là Hoàng triều luật lệ hay còn gọi là Luật Gia Long. Việc làm luật dựa trên tinh thần đức trị (một trong những tư tưởng chính trị đề cao của Nho giáo) kết hợp với pháp trị. Và cũng từ đó thấy được tinh thần nhân đạo của nó. Đến thời vua Minh Mạng, việc vận dụng tư tưởng chính trị của Nho giáo, trước hết, là sự vận dụng tư tưởng thiên mệnh. Bên cạnh sự vận dụng tư tưởng thiên mệnh, vua Minh Mạng còn vận dụng tư tưởng đức trị với ba quan điểm. Thứ nhất là ái dân, cứu trợ người dân khi khó khăn, giảm thuế khóa, trừng trị sự nhũng nhiễu của quan lại và nạn trộm cướp. Thứ hai là quan niệm về quan hệ vua - quan – dân tức là mối quan hệ vua gần với quan và quan gần với dân để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp. Thứ ba là quan niệm về đề cao vai trò của giáo dục và cầu người hiền tài để xây dựng đất nước.
Về giáo dục: Thứ nhất, nhà Nguyễn đã tiến hành thanh lọc đội ngũ Nho sĩ. Thứ hai là việc thống nhất chế độ giáo dục và thi cử Nho học chính quy trên phạm vi cả nước. Thứ ba là không ngừng nâng cao hoạt động của hai cơ quan đặc biệt là Quốc Tử Giám và Quốc Sử Quán.
Như vậy, đến khi nhà Nguyễn nắm quyền, Nho giáo vẫn luôn luôn chiếm ưu thế hàng đầu trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội.
5. Bình luận sự ảnh hưởng của Nho giáo tới sự hình thành, phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam
Thứ nhất, những điểm tương đồng trong văn hoá đã được chú trọng phát huy: Nét tương đồng lớn nhất là sự trọng tình người. Trọng tình người vốn là truyền thống lâu đời của nền văn hóa Việt Nam, cho nên khi tiếp nhận Nho giáo, người Việt Nam tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả. Nhưng ở đây là lòng thương người “Tấm lòng đã thấu trời xanh. Bán mình là hiếu, cứu người là nhân” (Truyện Kiều – Nguyễn Du. Nét tương đồng lớn thứ hai là xu hướng ưa ổn định: Truyền thống văn hóa nông nghiệp luôn chỉ muốn có cuộc sống ổn định. Mục đích của Nho giáo nguyên thủy là tạo ra một xã hội ổn định. Ở Việt Nam, nhu cầu duy trì ổn định không chỉ có ở dân mà ở cả Triều đình, không chỉ ở đối nội mà ở cả đối ngoại. Các cuộc chiến tranh mà người Việt Nam từng thực hiện đều mang tính tự vệ. Nét tương đồng thứ ba là xu hướng trọng văn: Trọng văn là truyền thống văn hóa nông nghiệp Việt Nam. Nho giáo cũng rất trọng vẻ sỹ, trọng văn, trọng văn hóa.
Thứ hai, những luận điểm của Nho giáo được Việt Nam vận dụng khai thác: Nhà nước quân chủ Việt Nam, đặc biệt là triều Lê và triều Nguyễn đã học tập rất nhiều cách tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật triều đình Nho giáo Trung Hoa. Nhà Vua tập trung trong tay mình quyền uy tuyệt đối và bộ máy quan liêu do nhà Vua sắp xếp từ trung ương đến địa phương. Ngoài ra, còn có hệ thống thi cử của Nho giáo đã được nhà nước phong kiến vận dụng ngay từ đầu triều Lý. Từ kỳ thi đầu tiên năm 1075. Người Việt Nam cũng đã sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong giao dịch. Trong tâm thức người Việt Nam, chữ Hán và Nho giáo không tách rời nhau, chữ Hán được coi là cái thiêng liêng nhất “chữ Thánh hiền”. Trên cơ sở chữ Hán người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm dùng trong sáng tác văn chương.
Bên cạnh đó, Nho giáo suy đến cùng là bảo thủ về mặt xã hội và duy tâm về mặt triết học. Nho giáo cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sản xuất phát triển ở Việt nam. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, truyền thống tập thể đã biến thành chủ nghĩa gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán, bất bình đẳng. Nho giáo không thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên bởi phương pháp giáo dục thiên lệch của Nho giáo chỉ quan tâm tới đạo đức, học và dạy làm người mà không đề cập đến kiến thức khoa học kỹ thuật. Những mặt tiêu cực đó phản ánh tính chất bảo thủ lạc hậu của Nho giáo ở nước ta.
Đến thời Lý, Lý Thái Tổ cho xây cất Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử (1076). Đến năm 1227, nhà Trần đã mở khoa thi đầu tiên.
đưa ra những chuẩn mực đạo đức cho hành vi ứng xử của con người, những yêu cầu đối với các mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, đối với việc tu thân,… có tác dụng to lớn trong việc giúp các triều đại củng cố sự thống trị giai cấp, sự thống nhất đất nước vào chính quyền trung ương, ổn định trật tự xã hội.
Đưa ra bộ Luật Gia Long dựa trên tinh thần của NHo giáo
học tập rất nhiều cách tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật triều đình Nho giáo Trung Hoa.
sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức