Nêu tình hình kinh tế Triều Tiên (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,...)
2 câu trả lời
1/ Tình hình công nghiệp
- Trước năm 1945, CHDCND Triều Tiên là một quốc gia công nghiệp.Từ những năm 1960, đến đầu những năm 1990, CHDCND Triều Tiên có chính sách tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Các ngành công nghiệp luyện kim, điện lực, khai thác than và vận tải đường sắt được Ðảng Lao động Triều Tiên xác định là những lĩnh vực ưu tiên phát triển, nhằm bảo đảm vững chắc công cuộc xây dựng kinh tế và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
2/ Tình hình nông nghiệp
- CHDCND Triều Tiên lại là nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp với khoảng 20-25% cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp và 2/3 tăng trưởng kinh tế CHDCND Triều Tiên đến từ đến từ lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực dễ chịu nhiều ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết điều này cho thấy quy mô nhỏ bé của kinh tế CHDCND Triều Tiên, nền kinh tế dễ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như thời tiết hay hỗ trợ từ bên ngoài. Trong năm 2005 và 2006, CHDCND Triều Tiên chủ trương chú trọng và tập trung vào phát triển nông nghiệp coi đây là mặt trận chủ đạo để phát triển nền kinh tế quốc dân.
3/ Tình hình dịch vụ
- Điều kiện kinh tế của CHDCND Triều Tiên nói chung là không tốt, là một trong những nền kinh tế tập trung nhất và ít cởi mở nhất thế giới, đồng thời triền miên đối mặt với những vấn đề nan giải về kinh tế. Trong thời gian bị cấm vận kinh tế, tưởng chừng CHDCND Triều Tiên sẽ thâm hụt trầm trọng, song trên thực tế, nước này lại đang xuất khẩu vốn và xuất hiện thặng dư thương mại thông qua hoạt động ngoại thương hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Một thực tế là CHDCND Triều Tiên dù thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng về kinh tế nhưng vẫn có thể có được thặng dư thương mại. Nếu các nước khác sẵn sàng làm theo chiến lược của Hàn Quốc và Trung Quốc trong sử dụng thương mại làm công cụ can dự nhằm thúc đẩy ổn định và cải cách thì CHDCND Triều Tiên có thể dần thoát khỏi tình trạng cô lập, thậm chí có thể trở thành một bộ phận không thể thiếu trong con đường tơ lụa từ Seul tỏa ra khắp khu vực Á- Âu
Quốc gia này có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, đất nông nghiệp được tập thể hóa, các ngành công nghiệp đều do nhà nước quản lý dưới hình thức sở hữu nhà nước, công nghiệp nặng được chú trọng đặc biệt, nhất là công nghiệp quốc phòng. Triều Tiên được đánh giá là rất giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là trữ lượng đất hiếm, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm thiết bị quân sự, máy xây dựng, điện hóa chất, khoáng sản, hàng dệt may và chế biến thực phẩm. Sản phẩm nông nghiệp gồm lúa, ngô, khoai tây, đậu đỗ, táo, nấm, các gia súc như trâu, bò, lợn, trứng.
#BTS