Nêu sự hiểu biết của em về truyền thuyết "Núi ông Trịnh và núi Thị Vải"

2 câu trả lời

Địa danh Thị Vải gắn liền với dòng sông Thị Vải, dài 76km, với lưu vực rộng lớn, trong đó có cụm cảng Cái Mép-Thị Vải hiện đại. Địa danh Ông Trịnh ngoài tên núi còn có miếu Ông Trịnh, chợ Ông Trịnh, bến Ông Trịnh, ấp Ông Trịnh… thuộc phường Tân Phước, TX.Phú Mỹ. 

Khung cảnh tuyệt đẹp nhìn từ chánh điện chùa Linh Sơn Bửu Thiền thu hút nhiều bạn trẻ đến “check-in”. Ảnh: CTV

Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức chép về núi Thị Vải (tên khác là núi Bà Vải, Nữ Tăng) như sau: “Tục danh núi Bà Vải ở địa phận Long Thành-tỉnh Biên Hòa (nay thuộc TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Xưa có người con gái họ Lê, gia tư giàu có, nhưng bị lỡ thì, sau khi cha mẹ mất rồi mới có chồng. Nhưng không lâu sau, người chồng lại chết, bà thề không tái giá. Kẻ cường hào cậy mai mối thường đến quấy nhiễu bà. Bà bèn lập cái am trên đỉnh núi rồi cạo đầu tự làm thầy Cả, cùng đồng bộc giữ lòng tu trì, sau được thành chính quả, nên người ta lấy tên bà đặt làm tên núi”.

Sách “Đại Nam nhất thống chí” chép rằng: “Núi Nữ Tăng tục gọi là núi Bà Vãi (tức Thị Vải) cách huyện Long Thành 42 dặm (đơn vị đo lường Trung Hoa cổ, 1 dặm bằng khoảng 500m) về phía Đông Nam, đất đá lởm chởm, cây cối to cao, đứng ở tỉnh Gia Định (TP. Hồ Chí Minh) mà trông thấy như hạt ngọc thô đẹp, mối lợi của núi dồi dào, dân nhờ để sống. Ngày trước có Bà Vải, tục danh là Lệ Thị dựng am trên núi để ở”.

Ở các phường Tân Phước, Mỹ Xuân… nhiều cụ cao niên còn nhớ và kể lại cho con cháu câu chuyện nguồn gốc núi Ông Trịnh như sau: Ngày xưa có một phú ông rất giàu, vợ mất sớm, không có con trai nối dõi tông đường. Ông chỉ có một cô con gái tên là Thị Vải. Thị Vải tuy không đẹp nhưng nhan sắc mặn mà, dễ coi. Là con gái nhưng Thị Vải lại học võ nghệ, cử chỉ đi đứng như con trai. Khi phú ông đã già, Thị Vải cũng đến tuổi phải lấy chồng. Phú ông đem việc chồng con, việc thừa tự nói với con gái. Thị Vải trả lời: Nếu chàng trai nào đánh bại được con thì con xin làm vợ người ấy.

Vì cưng con nên phú ông cũng chiều theo và cho lập võ đài để tỉ thí nhưng không có chàng trai nào thắng được nàng. Cuối cùng, phú ông không nhắc đến việc chồng con của Thị Vải nữa. Một thời gian sau, phú ông bệnh rồi mất, Thị Vải thay cha quản lý ruộng đất, coi sóc việc nhà. Trong số người ở có anh lực điền tên Trịnh, giỏi giang, siêng năng, rất được chủ tin dùng, những công việc quan trọng đều giao cho anh. Một hôm, Thị Vải cùng Trịnh đi coi ruộng tá điền để định lúa tô. Trên đường đi có một dòng suối nhỏ chắn ngang, bình thường đi lại không khó khăn lắm, nhưng do chiều hôm trước mưa quá to nên nước dâng tràn lên bờ suối, chảy xiết. Lội qua thì không được, đi vòng lên phía thượng nguồn thì mất thời gian. Cuối cùng, Thị Vải bảo: “Hay là anh cõng tôi lội qua vậy”. Trịnh còn đang do dự thì Thị Vải nói: “Tôi còn không ngại mà anh lo nỗi gì, ta đi thôi kẻo trưa rồi”.

Vậy là Trịnh kề vai cõng Thị Vải lội qua suối. Không biết có phải vì anh mất bình tĩnh hay vì nước chảy xiết mà vấp phải đá dưới chân, ngã sấp xuống nước. Thị Vải bị nước cuốn mạnh, suýt va đầu vào tảng đá. Thấy chủ nguy ngập, Trịnh không còn e dè gì nữa, nhào tới ôm lấy Thị Vải bế sang bờ bên kia. Qua bờ, 2 người mặt đỏ bừng không nói với nhau lời nào, rồi tiếp tục lên đường. 3 ngày sau khi về nhà, Trịnh bỏ đi mất. Thị Vải cho người đi tìm cũng không thấy. Sau cùng, đích thân nàng đi tìm, rồi cũng không thấy trở về. Ít lâu sau, người ta tìm thấy xác Trịnh trên một đỉnh núi, còn xác Thị Vải ở một đỉnh núi khác. Có người biết chuyện cho rằng vì 2 người có tình ý với nhau nhưng do không “môn đăng hộ đối” nên đành phải hẹn nhau nơi suối vàng. Từ đó, người dân trong vùng gọi núi này là núi Ông Trịnh, núi kia là núi Thị Vải.

Hiện nay, trên đỉnh núi Thị Vải, ngôi chùa Linh Sơn Bửu Thiền mới được trùng tu tôn tạo khang trang trên nền cũ của am nhỏ, trở thành điểm đến của nhiều khách hành hương và những bạn trẻ thích khám phá những điểm đến mới.

Từ đỉnh núi Thị Vải, du khách có thể thu vào tầm mắt cả một vùng trời đất bao la. Phía Tây TX. Phú Mỹ là những công trình kiến trúc bề thế: Trung tâm Hành chính thị xã, Trung tâm Văn hóa - Thể thao; xa hơn là khu công nghiệp trải dài từ dọc Quốc lộ 51 với các nhà máy, cụm cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải…

Sách “Đại Nam nhất thống chí” chép rằng: “Núi Nữ Tăng tục gọi là núi Bà Vãi (tức Thị Vải) cách huyện Long Thành 42 dặm (đơn vị đo lường Trung Hoa cổ, 1 dặm bằng khoảng 500m) về phía Đông Nam, đất đá lởm chởm, cây cối to cao, đứng ở tỉnh Gia Định (TP. Hồ Chí Minh) mà trông thấy như hạt ngọc thô đẹp, mối lợi của núi dồi dào, dân nhờ để sống. Ngày trước có Bà Vải, tục danh là Lệ Thị dựng am trên núi để ở”.

Ở các phường Tân Phước, Mỹ Xuân… nhiều cụ cao niên còn nhớ và kể lại cho con cháu câu chuyện nguồn gốc núi Ông Trịnh như sau: Ngày xưa có một phú ông rất giàu, vợ mất sớm, không có con trai nối dõi tông đường. Ông chỉ có một cô con gái tên là Thị Vải. Thị Vải tuy không đẹp nhưng nhan sắc mặn mà, dễ coi. Là con gái nhưng Thị Vải lại học võ nghệ, cử chỉ đi đứng như con trai. Khi phú ông đã già, Thị Vải cũng đến tuổi phải lấy chồng. Phú ông đem việc chồng con, việc thừa tự nói với con gái. Thị Vải trả lời: Nếu chàng trai nào đánh bại được con thì con xin làm vợ người ấy.

Vì cưng con nên phú ông cũng chiều theo và cho lập võ đài để tỉ thí nhưng không có chàng trai nào thắng được nàng. Cuối cùng, phú ông không nhắc đến việc chồng con của Thị Vải nữa. Một thời gian sau, phú ông bệnh rồi mất, Thị Vải thay cha quản lý ruộng đất, coi sóc việc nhà. Trong số người ở có anh lực điền tên Trịnh, giỏi giang, siêng năng, rất được chủ tin dùng, những công việc quan trọng đều giao cho anh. Một hôm, Thị Vải cùng Trịnh đi coi ruộng tá điền để định lúa tô. Trên đường đi có một dòng suối nhỏ chắn ngang, bình thường đi lại không khó khăn lắm, nhưng do chiều hôm trước mưa quá to nên nước dâng tràn lên bờ suối, chảy xiết. Lội qua thì không được, đi vòng lên phía thượng nguồn thì mất thời gian. Cuối cùng, Thị Vải bảo: “Hay là anh cõng tôi lội qua vậy”. Trịnh còn đang do dự thì Thị Vải nói: “Tôi còn không ngại mà anh lo nỗi gì, ta đi thôi kẻo trưa rồi”.