nêu những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của khu vực tây nam á
1 câu trả lời
Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]Bản đồ phân loại khí hậu Köppen của Tây Á.
Tây Á chủ yếu có khí hậu khô hạn và bán khô hạn, và có thể phải chịu hạn hán, song cũng có các dải rừng rộng lớn và các thung lũng phì nhiêu. Khu vực gồm có các đồng cỏ, đất chăn thả, hoang mạc và núi. Thiếu hụt nước là một vấn đề tại nhiều nơi của Tây Á, khi mà tăng trưởng dân số nhanh chóng làm tăng nhu cầu sử dụng nước, trong khi nhiễm mặn và ô nhiễm đe doạ việc cung cấp nước.[19] Các sông lớn như Tigris và Euphrates cung cấp nguồn nước tiêu phục vụ cho nông nghiệp.
Tồn tại hai hiện tượng gió tại Tây Á: sharqi và shamal. Sharqi (hay sharki) là gió đến từ phía nam và đông nam, theo mùa từ tháng 4 đến đầu tháng 6 và từ cuối tháng 9 đến tháng 11. Loại gió này khô và bụi, thỉnh thoảng có các cơn gió mạnh lên đến 80 km/h và thường tạo nên các cơn bão cát bụi dữ dội, có thể đưa cát lên cao vài nghìn mét. Các cơn gió này có thể kéo dài cả ngày vào đầu và cuối mùa, và trong vài ngày vào giữa mùa. Shamal là gió tây bắc vào mùa hè, thổi qua Iraq và các quốc gia vịnh Ba Tư, nó thường mạnh vào ban ngày song yếu đi vào ban đêm. Hiệu ứng thời tiết này xảy ra tại bất kỳ nơi nào từ một đến vài lần trong năm.[20]
Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]
Tây Á có các vùng núi rộng, như cao nguyên Anatolia nằm giữa dãy núi Parhar và dãy núi Taurus thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Núi Ararat tại Thổ Nhĩ Kỳ cao đến 5.137 m. Dãy núi Zagros nằm tại Iran, trong khu vực dọc biên giới với Iraq. Cao nguyên Trung tâm của Iran được phân chia thành hai lưu vực. Lưu vực phía bắc là Dasht-e Kavir (hoang mạc muối lớn), còn lưu vực phía nam là Dasht-e-Lut.
Tại Yemen, độ cao vượt 3.700 m tại nhiều nơi, và các vùng cao mở rộng về phía bắc dọc bờ biển Đỏ đến Liban. Một vùng đứt đoạn tồn tại dọc biển Đỏ, có khe hở lục địa tạo ra địa hình giống như máng với các khu vực nằm dưới mực nước biển.[21] biển Chết nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan, có độ cao 418 m dưới mực nước biển, do đó là điểm thấp nhất trên bề mặt Trái đất.[22]
Rub' al Khali là một trong các sa mạc lớn nhất thế giới, trải trên một phần ba phía nam của bán đảo Ả Rập, thuộc lãnh thổ Ả Rập Xê Út, Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen. Jebel al Akhdar là một dãy núi nhỏ nằm tại đông bắc Oman, giáp vịnh Oman.
Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]
Dân số Tây Á ước tính đạt 272 triệu vào năm 2008, dự kiến đạt 370 triệu vào năm 2030 theo Maddison (2007; không tính Kavkaz và Síp). Dự kiến này tương ứng với mức tăng trưởng 1,4% mỗi năm, cao hơn mức trung bình thế giới là 0,9% mỗi năm. Dân số Tây Á ước tính chiếm khoảng 4% dân số thế giới, tăng từ con số khoảng 39 triệu hay 2% dân số thế giới vào lúc bắt đầu thế kỷ 20.[23]
Các quốc gia đông dân nhất trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, đều có khoảng 80 triệu dân, tiếp đến là Iraq và Ả Rập Xê Út với khoảng hơn 30 triệu dân.
Các dân tộc chính yếu tại Tây Á là người Ả Rập, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ, các ngôn ngữ chiếm ưu thế tương ứng là tiếng Ả Rập, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi ngôn ngữ có khoảng 70 triệu người nói, tiếp đến là các cộng đồng nói tiếng Kurd, Azerbaijan, Hebrew, Armenia. Ưu thế của tiếng Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ là kết quả từ các cuộc xâm lấn của người Ả Rập và Thổ vào thời trung đại, bắt đầu là các cuộc chinh phục Hồi giáo vào thế kỷ 7, thay thế các ngôn ngữ Aramic và Hebrew chiếm ưu thế trước đó tại Levant, hay tiếng Hy Lạp tại Anatolia, song Hebrew lại trở thành ngôn ngữ chiếm ưu thế tại Israel, và Aramaic (phần lớn được nói bởi người Assyria) và tiếng Hy Lạp nay vẫn được duy trì với vị thế ngôn ngữ thiểu số.
Các dân tộc thiểu số bản địa khác là Assyria, Druze, Mandea, Maronite, Shabak, Syriac Aramea, Lur và Yezidi.
bạn tham khóa nhé