Nêu những phong trào chống Pháp của đồng bào Tây Nguyên cuối thế kỉ XIX đến thế kỉ XX

2 câu trả lời

- Vùng trung du và miền núi là nơi thực dân Pháp tiến hành bình định muộn hơn. Phong trào kháng chiến ở đây bùng nổ sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.

+ Ở Nam Kì, nhân dân các dân tộc thiểu số như người Thượng, Khơ-me, Xtiêng,... đã sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp ngay từ giữa thế kỉ XIX.

+ Ở Tây Nguyên, các tù trưởng như Nơ-trang Gư, Ama Con, Ama Giơ-hao,... đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu.

+ Ở vùng Tây Bắc, đồng bào dân tộc Thái, Mường, Mông,... đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu,...

- Phong trào chống Pháp ở miền núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ, được duy trì tương đối lâu dài, đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.




- Ở miền Trung: Có cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước lãnh đạo.

- Ở Tây Nguyên: Các tù trưởng như Ama Giơ - hao, Ama con, Nơ - trang Gư đã kêu gọi nhân dân chiến đấu từ năm 1889 đến năm 1905.

- Ở Nam Kì: Các cuộc đấu tranh của người Khơ me, người Xtiêng, người Thượng

- Ở vùng Tây Bắc:

+) Đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,...lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu (Sơn La) và hoạt động trên lưu vực sông Đà.

+) Cuộc đấu tranh của người Thái do Cầm Văn Thanh, Đèo Văn Trì, Nông Văn Quang lãnh đạo.

+) Cuộc đấu tranh của đồng bào Mông ở Hà Giang.

+) Cuộc đấu tranh của đồng bào Thái ở Sơn La.

- Ở vùng Đông Bắc Bắc Kì: Bùng nổ phong trào của người Hoa, người Dao nhưng tiêu biểu nhất lại là đội quân của Lưu Kì.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm