Nêu khái niệm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ? So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở các phương diện sau:phương tiện, hoàn cảnh sử dụng, từ và câu

2 câu trả lời

- Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác và phần nào đó là thị giác (trước các cử chỉ, điệu bộ), là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, người nghe và người nói tiếp xúc trực tiếp với nhau, thay phiên nhau nói và nghe.

- Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được đón nhận bằng thị giác.

* so sánh

- Giống nhau Cùng sử dụng vốn ngôn ngữ chung của cộng đồng.

- Khác nhau

+ Phương tiện

.NNN âm thanh, ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ,...

.NNV chữ viết, dấu câu, kí hiệu,...

+ Hoàn cảnh sử dụng

.NNN giao tiếp trực tiếp, có sự đổi vai, phản đối tức khắc, điều kiện gọt rũa, suy ngẫm, phân tích.

.NNV giao tiếp gián tiếp, không đổi vai, có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích

+ Từ và câu

. NNN từ ngữ đa dạng tự do, câu tỉnh lược không rườm rà.

. NNV từ ngữ được lựa chọn kĩ, câu văn mạch lạc, chặt chẽ.

1. Khái niệm “ngôn ngữ nói”

- Là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác và phần nào đó là thị giác (trước các cử chỉ, điệu bộ), là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, người nghe và người nói tiếp xúc trực tiếp với nhau, thay phiên nhau nói và nghe.

2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói

- Người nói, người nghe có thể phản hồi trực tiếp để điều chỉnh, sửa đổi cách nói, nghe. Tuy nhiên, do không có thời gian suy ngẫm, lựa chọn kĩ nên ngôn ngữ nói không được chau chuốt bằng ngôn ngữ viết.

- Rất đa dạng về ngữ điệu, kèm theo nó là các phương tiện bổ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,... của người nói.

- Từ ngữ được sử dụng khá đa dạng, bao gồm: khẩu ngữ, tiếng địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ trợ từ, thán từ,...

- Thường sử dụng các hình thức tỉnh lược (có khi chỉ còn một từ), hình thức lặp, rườm rà..

Câu hỏi trong lớp Xem thêm