Nêu đặc điểm về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Á và khu vực Tây Nam Á?

2 câu trả lời

$=>$ Nam Á:
1. Vị trí địa lí:

- Tiếp giáp:

+ Khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.

+ Tiếp giáp vịnh Ben-gan, biển Ả-rập, Ấn Độ Dương.

2. Địa hình:

- 3 miền địa hình khác nhau: 

+ Phía Bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a, cao và đồ sộ chạy dọc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.

+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can, tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.

+ Nằm giữa là đồng bằng Ấn- Hằng.

3. Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:

+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm.

+ Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.

+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô.

4. Sông ngòi: dày đặc, có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Ba-ra-pút.

5. Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

$=>$ Tây Nam Á:

1. Vị trí địa lí:

- Nằm ở phía Tây Nam châu Á.

- Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.

- Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.

=> Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

2. Đặc điểm tự nhiên:

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:

+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.

- Khí hậu khô hạn.

- Cảnh quan thảo nguyên khô hạn, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

-  Sông ngòi kém phát triển.

- Tài nguyên:

+ Trữ lượng dầu mỏ phong phú, phân bố chủ yếu ở các quốc gia A-rập Xê-ut, Iran, I-rắc, Cô-oét.

+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.



- Vị trí: Nằm chủ yếu thuộc bán cầu Bắc, kéo dài từ vòng cực Bắc đến xích đạo, nằm hoàn toàn ở bán cầu Đông.

+) giống nhau:
Khu vực Tây Nam Á và khu vực Nam Á đều chia làm 3 địa hình chính
+) khác nhau:
địa hình Tây Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên. theo hướng từ đông Bắc xuống Tây Nam.
Dù khu vức Tây Nam Á và khu vực Nam Á đều chia ra làm 3 địa hình chính nhưng cấu tạo của các
miền địa hình là khác nhau:
- ở khu vực Tây Nam Á, phía bắc và đông bắc là núi cao,ở giữa là đồng bằng và phía nam là sơn
nguyên A-rap
- ở khu vực Nam Á: phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc đến
đông nam, ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng dài trên 3000 km, phía nam là sơn
nguyên Đê - can với rìa Gát Tây và Gát Đông

Chúc bạn học tốt<33 cho mình xin 5 sao và ctlhn ạ mình cảm ơn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm