1 câu trả lời
Đặc điểm phát triển ngành trồng trọt
- Cơ cấu đa dạng, có sự thay đổi:
- Tỉ trọng cây lương thực giảm
- Tỉ trọng cây công nghiệp tăng
- Tỉ trọng cây ăn quả, rau đậu có biến động.
- Phá thế độc canh của cây lúa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đẩy mạnh sản xuất nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu… nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
* Cây lương thực: Lúa là cây trồng chính
- Diện tích lúa tăng
- Sản lượng lúa tăng mạnh
- Năng suất lúa tăng mạnh.
- Bình quân lương thực /người tăng nhanh
- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước, hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
- Các loại cây hoa màu (ngô, khoai, sắn…) đã trở thành các cây hàng hoá.
- Phân bố:
+ ĐBS.Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước
+ ĐB S.Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.
* Cây công nghiệp
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp
- Phân loại:
+ Cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm.
+ Cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt…
- Tình hình phát triển:
- Tình hình phát triển:
+ diện tích cây công nghiệp tăng.
+ có sự thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Phân bố khắp 7 vùng sinh thái nông nghiệp, nhiều nhất tại 3 vùng trọng điểm cây công nghiệp: Đông Nam Bộ , Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.
* Cây ăn quả:
- Phát triển khá mạnh trong những năm gần đây.
- Phân bố: tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ