Nêu cảm nhận của em về tâm hồn,tình cảm của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ Khi con tu hú

2 câu trả lời

Mở bài: Cảm nhận về bài thơ “Khi con tu hú”

Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, ghi dấu những chặng đường biến đổi trong tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ. Khi con tu hú một bài thơ hay trong các bài thơ tiêu biểu của ông, được sáng tác trong thời gian sôi sục của cách mạng nhưng ông bị bọn giặc giam cầm tự do, nhưng tâm hồn ông thì luôn là vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để về với thiên nhiên bên ngoài, bầu bạn và tâm sự, vừa tôi luyện ý chí bền bỉ vượt nghịch cảnh.

Thân bài: Cảm nhận về bài thơ “Khi con tu hú”

Nhan đề của bài thơ dường như chỉ nói về một thời gian chưa đầy đủ về mặt thời gian. Là một điểm nhấn để ta phải tập trung theo dõi con vật diễn ra như thế nào, đầy đủ ẩn ý sự chuẩn bị cho bước bùng lên của cảnh vật, cũng như sự khát khao mãnh liệt của con người. Sự liên tưởng Khi con vật báo hiệu của mùa hè-Con Tu Hú bắt đầu hoạt động gọi bầy, sự tự do bay lượn trên bầu trời nó đã thu hút sự chú ý của người chí sĩ cách mạng bị giam cầm sau thanh sắt nhà tù, điều này càng làm cho tâm trạng của người tù không yên bình mà dồn dập khát vọng muốn được giải thoát ra ngoài kia để đóng góp cho phong trào cách mạng đang sục sôi.

Cả bài thơ tác giả sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, giàu âm hưởng, có khả năng truyền tải tình cảm, linh hoạt trong chỉ vọn vẹn trong 10 câu thơ ngắn gọn, xúc tích.

Ta có thể cảm nhận được quang cảnh bên ngoài của mùa hè tuyệt vời với biết bao kỷ niệm thân thương in hằn trong kí ức của tác giả qua 6 câu đầu. Những sự vật trong hoàn cảnh ấy nó đến với sự tự nhiên, lần lượt được gợi về sau tiếng động của âm thanh của con Tu Hú. Mùa hè của tác giả thật đẹp đẽ, chân thực, rộn rã, nhiều màu sắc. Tất cả những cảnh vật đang ở trong giai đoạn đỉnh điểm như lúa chiêm đang chín, trái cây thì ngọt dần, ve mới bắt đầu ran, nắng còn rất mới…Có thể nói đó cũng là sự trùng hợp trong hoàn cảnh của người tù không?. Vì ở người tù so với việc hoạt động cách mạng, đây cũng chính là thời điểm đẹp, đầy sự hứng khởi trong quá trình mới giác ngộ và theo đuổi lý tưởng cách mạng,sẵn sàng hăng hái phục vụ cho tổ quốc.

Tất cả những điều tác giả cảm nhận được chèn âm thanh, hình ảnh được hiện lên sống đông,phải đi qua mùa hè đó tác giả mới hiểu hết vẻ đẹp của từng cảnh vật từ trời xanh, nắng đào, bắp vàng, trái chín… đến chú tu hú lộn nhào từng không, tất cả đang được hiện lên trong một khung nền của tự do đối ngược với căn buồng tốm tăm, kìm hãm của tác giả hiện tại.

Tác giả đã vận dụng hết các tri giác để cảm nhận không khí của mùa hè, bằng tình yêu sự sống thiết tha trong trái tim nóng bỏng làm người đọc như sống dậy, hòa nhập theo tiếng mời gọi sự vật, cùng tác giả để thưởng thức hết vẻ đẹp của nó.

Đến những câu thơ tiếp theo, suy nghĩ muốn vùng dậy giải phóng bản thân khi quá thiết tha với cảnh ngày hè sôi động ngoài kia, tâm trạng phẫn uất, đau khổ khi nghĩ về thực tại thật đắng cay với người tù mất quyền được sống, được hành động, gò bó, bất lực, nhưng những ý nghĩ ấy không đồng nghĩa với sự cam chịu mãi,sự yếu đuối cũng không thể tồn tại thể hiện qua câu “muốn đạp tan phòng, cảm giác chết vì uất ức, ngột ngạt” câu thơ đang êm dịu,vui tươi, nhịp đều, bỗng bị gằn lại mạnh mẽ hơn theo sự thay đổi tâm trạng người chiến sĩ.Tất cả chúng xuất hiện như để tôi luyện thêm ý chí sắt đá của người tù, trong tâm hồn ông lúc này chỉ là sự khao khát bằng sức mạnh phi thường của bản thân để đạp đổ tất cả, phóng thoát cho bản thân.

Âm thanh trong bài thơ này được gửi gắm như một biện pháp chủ đạo giúp tác giả thành công hơn trong việc miêu tả, là cách kết nối dễ dàng nhất với thế giới bên ngoài.

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Âm thanh con tu hú ở đây làm không gian khác thường đi, đáng chú ý hơn đó là sự kích động tâm hồn đang buồn đau, mang nhiều uất ức, tiếng vọng đó càng lặp lai nhiều lần như thúc giục hành động của nhân vật. Tiếng chim đước sử dụng độc đáo, thành công trong việc miêu tả nội tâm của tác giả gợi nhiều tâm sự, xúc cảm.Càng chăm chú lắng nghe chính tâm hồn tác giả càng có nhiều sự biến đổi từ vui tươi, thưởng thức, mơ mộng đến sự bức bách luôn bị dằn vặt trong tâm hồn, luôn thúc giục hành động.




Tố Hữu là nhà thơ xuất sắc nhất của nền Văn học cách mạng .Thơ Tố Hữu đã hiện diện trong đời sống cách mạng và đời sống dân tộc ta như một hiện tượng tinh thần có sức thu hút và cổ vũ cho hàng triệu người dân Việt Nam. Đó là sự thành công và vinh dự không phải nhà thơ nào cũng có được .Sư thu hút lơn lao của những bài thơ chính là nhờ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu rất đặc biệt, ở những tình cảm chân thành và năng lực truyền cảm mạnh mẽ cùng với nghệ thuật đậm đà mang tính dân tộc. Con đường thơ Tố Hữu là tìm được sự kết hợp giữa cách mạng và dân tộc trong thơ ca. Nhắc đến thơ ông, chúng ta không thể không kể đến bài thơ Khi con tu hú – một trong những bài thơ hay của giai đoạn đầu trong cuộc đời cách mạng của ông.

    Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920-2002) quê ở Thừa Thiên Huế. Ông là nhà thơ lớn của lý tưởng cộng sản, được coi là ngọn cờ đầu của nền thơ ca cách mạng và kháng chiến. Ông từng giữ nhiều trọng trách quan trọng trong đảng và nhà nước. Tố Hữu có rất nhiều tập thơ hay, như Từ ấy, Việt Bắc,…

Tố Hữu vừa là nhà cách mạng, vừa là nhà thơ lớn của nền văn học nước nhà. Con đường thơ của ông hầu như song hành cùng con đường cách mạng. Nội dung thơ tố hữu được phân làm hai mảng: trước và sau cách mạng tháng Tám. Bài thơ Khi con tu hú thuộc thời kỳ đầu. Thời kỳ này người đọc bắt gặp một tâm hồn nồng nhiệt của tuổi trẻ khi gặp gỡ lý tưởng cách mạng và lời tâm niệm nguyện trung thành với lý tưởng khi bị tù đày. Đang say mê với lý tưởng cách mạng, bỗng bị nhốt trong phòng giam bưng bít, cách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài khiến người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Bài thơ Khi con tu hú đã ghi lại được cảm xúc đó của tác giả. Bài thơ đượcc viết vào tháng 4 năm 1939 khi tác giả bị bắt giam ở nhà lao thừa phủ, được in trong tập thơ “Từ Ấy”, phần “Xiềng xích”.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim”

    Mười sáu tuổi tìm thấy con đường cách mạng như tìm thấy lý tưởng cho cuộc sống của mình. Chàng thanh niên Tố Hữu lúc đó cảm thấy sung sướng vô biên vì bắt gặp lý tưởng cộng sản, say mê hoạt động cách mạng với một tâm hồn bồng bột, lãng mạn. Đang say mê lý tưởng, yêu đời và hoạt động cách mạng với niềm vui phơi phới, bỗng bị nhốt trong phòng giam bưng bít, cách biệt hoàn toàn với cuộc sống ở bên ngoài, người chiến sĩ trẻ ấy cảm thấy ngột ngạt không chịu nổi. và bài thơ “khi con tu hú” đã ra đời trong dòng cảm xúc đó.

    Bài thơ được chia làm hai phần, sáu câu thơ đầu là bức tranh mùa hè đẹp đẽ, sinh động tràn đầy nhựa sống hiện lên qua tâm tưởng của tác giả, còn bốn câu cuối là tâm trạng ngột ngạt, phẫn uất và khát khao tự do đến cháy bỏng của người tù cách mạng.

    Bài thơ có nhan đề rất đặc sắc. “Khi con tu hú” chỉ là vế phụ của một câu chưa trọn ý, nội dung còn bõ ngõ. Nhan đề này đã gây được sự chú ý, gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài, gợi ra nhiều hướng suy nghĩ, giúp người đọc liên tưởng đến nhiều vấn đề. Khi con tu hú gọi bầy là mùa hè đến, người tù cách mạng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.

    Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp âm thanh của tiếng chim tu hú:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

    Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc, đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng sinh sôi nảy nở. Tiếng chim vô tình tác động đến tâm hồn người tù trẻ tuổi. Nằm trong xà lim chật hẹp, tối tăm, cách biệt với thế giới bên ngoài, nhà thơ lắng nghe tiếng chim rộn rã, lắng nghe mọi âm thanh cuộc đời bằng tâm hồn và trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ. Tiếng chim tu hú là hình ảnh có giá trị hoán dụ, giá trị liên tưởng, đó là tín hiệu của mùa hè; làm thức dậy trong tâm tư người chiến sĩ bức tranh mùa hè, đặc biệt là thức tỉnh ý thức về một cuộc sống tươi đẹp, tự do. Đó là một bức tranh mùa hè có âm thanh của tiếng chim tu hú, tiếng ve, tiếng sáo diều; có màu vàng của bắp, của lúa; màu hồng của nắng; màu xanh của trời; có vị ngọt của lúa chín; có không gian bầu trời cao rộng; có sự chuyển động vui mắt của đôi con diều,… Có thể nói, qua tiếng chim tu hú, người tù cảm nhận được một bức tranh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do, tràn trề nhựa sống.

     Bức tranh mùa hè qua tâm tưởng nhà thơ là một bức tranh động chứ kho phải bức tranh tĩnh. Các sự vật, sự việc, âm thanh, hình ảnh được miêu tả một cách rất đặc biệt, rất riêng. Thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống thiết tha của tác giả. Phải nói rằng, trong nhà tù, để cảm nhận được một bức tranh đẹp đẽ đó, thì người tù cách mạng phải có một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết; niềm khát khao tự do mãnh liệt; có sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ và một tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm.

    Đang hồi tưởng về quá khứ – về một bức tranh mùa hè tươi đẹp, nhà thơ trở lại với thực tại phũ phàng của chốn lao tù:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”

    Thi hứng được khơi nguồn bắt đầu từ tiếng chim tu hú. Tiếng chim nhắc nhớ đến mùa hè và tạo nên sự xao động lớn trong tâm hồn thi sĩ. Cảm xúc cứ dâng lên từng đợt, từng đợt như sóng dậy, thôi thúc con người biỉt tung xiềng xích, phá tan tù ngục để trở về với cuộc sống phóng khoáng, tự do.

    Dường như sức nóng của mùa hè đang rừng rực cháy trong huyết quản người thanh niên yêu nước Tố Hữu. Sức sống mãnh liệt của mùa hè chính là sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ khát khao lí tưởng cách mạng, khát khao hoạt động, cống hiến cho dân, cho nước.

    Tiếng chim tu hú là tiếng gọi thôi thúc của cuộc sống đối với người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm. Bên ngoài là tự do, phóng khoáng, còn nơi đây là tù túng, bức bối:

“Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

    Tâm trạng đau khổ, uất ức bật thốt thành lời thơ thống thiết. Cách ngắt nhịp bất thường kết hợp với các từ ngữ có khả năng đặc tả và những từ cảm thán như truyền đến độc giả cái cảm giác uất hận cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài của người thanh niên yêu nước đang bị giam cầm trong lao tù đế quốc.

    Câu thơ chứa đựng nỗi khắc khoải, vật vã, day dứt khôn nguôi cả về thể xác lẫn tâm hồn của nhà thơ trẻ. Trong hoàn cảnh ấy, thời khắc ấy, người cộng sản phải tự đấu tranh với bản thân để làm chủ mình, vượt lên những đắng cay nghiệt ngã của lao tù đế quốc, nuôi dưỡng ý chí, giữ vững khí tiết và tinh thần đấu tranh cách mạng. Đó là một hình thức đấu tranh tích cực mà Bác Hồ rất tâm đắc khi Người rơi vào chốn lao tù của Tưởng Giới Thạch: “Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao”. Các chiến sĩ cách mạng tiền bối trung kiên cũng đã khẳng định: “Giam người khóa cả chân tay lại, Chẳng thể ngăn ta nghĩ tự do”. (Xuân Thủy). 

    Đối lập giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống với tâm trạng dằn vặt, u uất của người tù cách mạng. Cảnh thiên nhiên ngoài kia càng tươi đẹp bao nhiêu thì trong tù tâm trạng người chiến sĩ cách mạng càng bức bối, khát khao tự do càng mãnh liệt bấy nhiêu. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có hình ảnh con chim tu hú, nhưng âm thanh này có ý nghĩa khác nhau. Lần một (câu đầu) tiếng chim tu hú là tiếng gọi vào hè náo nức; gợi ra cảnh mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy nhựa sống, khơi gợi khát vọng tự do; còn lần hai (câu cuối) là tiếng chim khiến nhà thơ bực bội, khổ đau day dứt và muốn hành động để đập tan cái tù túng ngột ngạt để được tự do. Tuy nhiên, tiếng chim dù ở câu đầu hay câu cuối đều giống như tiếng gọi thiết tha của tự do, của thế giới, của cuốc sống tươi đẹp đầy quyền rũ. Ở trong tù, người chiến sĩ cách mạng bị tách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài về mọi mặt, trừ âm thanh. Và vì thế cuộc sống như chỉ dồn vào phạm vi âm thanh. Trong Tâm tư trong tù tác giả từng viết:

“Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng mà lòng nghe rạo rực

Ta lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu”

    Âm thanh là sợi dây liên hệ duy nhất với cuộc đời của người tù. Bài thơ mở đầu là tiếng chim tu hú và kết thúc cũng là tiếng chim tu hú. Nó không chỉ là tiếng chim báo hiệu mùa hè mà còn là một âm thanh nhức nhối, thúc giục hành động, từ đó tâm trạng của người chiến sĩ cũng thay đổi theo, từ chỗ chỗ khát khao cảm thụ thiên nhiên đến khát khao hành động.

    Bài thơ Khi con tu hú giúp ta hiểu thêm về tình yêu cuộc sống, khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu trong cảnh tù đày. Đó cũng là một minh chứng cho tinh thần lạc quan, hướng đến ánh sáng của một tâm hồn thơ tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm