Nêu các biện pháp nghệ thuật và tác dụng , ý nghĩa của các biện pháp nghệ thuật ấy

2 câu trả lời

  • 1. So sánh
  • 2. Nhân hóa
  • 3. Ẩn dụ
  • 4. Hoán dụ
  • 5. Nói quá
  • 6. Nói giảm nói tránh
  • 7. Điệp từ, điệp ngữ
  • 8. Chơi chữ
    1. So sánh tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc
    2. Nhân hóa tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn
    3. Ẩn dụ tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
    4. Hoán dụ tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
    5. Nói quá tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
    6. Nói giản nói tránh tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
    7. Điệp từ, điệp ngữ tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn
    8. Chơi chữ tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị
    Lưu ý: Tác dụng cũng chính là ý nghĩa nên mih ko nêu ý nghĩa nữa. Học tốt :)

Em tham khảo đáp án dưới đây:

1.Biện pháp So sánh

–> Tác dụng: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc.

2.Biện pháp Nhân hoá

-> Tác dụng: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.

3.Biện pháp Ẩn dụ

–> Tác dụng: Giúp cách diễn đạt  mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

4. Biện pháp hoán dụ

–> Tác dụng: Giúp sự diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

5.Biện pháp Đảo ngữ

–> Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về nội dung biểu đạt.

6.Nói giảm, nói tránh

–> Tác dụng:  Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng.

7.Biện pháp Nói quá

–> Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

8.Phép đối

–> Tác dụng: Tạo hiệu quả hài hòa, cân đối trong diễn đạt. Nhấn mạnh về ý, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu.

9.Điệp ngữ

–> Tác dụng: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.

10.Câu hỏi tu từ

–> Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết.

11.Liệt kê

 -> Tác dụng: Diễn tả cụ thể, toàn diện vấn đề bàn luận.