Nền dân chủ chủ nô có ưu điểm và hạn chế như thế nào? Giúp mik vs m.n ơi
2 câu trả lời
Các Nhà nước chủ nô đều thiết lập, củng cố cho mình một bộ máy nhà nước mang nặng tính quân sự và tập trung quan liêu. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy nhà nước chủ nô là trấn áp nô lệ trong nước, xâm lược các nước khác, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích cho giai cấp chủ nô, cưỡng bức nô lệ làm giàu cho giai cấp chủ nô.
1. Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nô là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô. Nó ra đời trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. Các Nhà nước chủ nô đầu tiên xuất hiện ở Châu Á và Bắc Phi như Trung Quốc, Ấn Độ, Babilon, Ai Cập... khoảng từ 4000 đến 5000 năm trước công nguyên.
Nhà nước chủ nô ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên các quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Những quan hệ sản xuất này được xây dựng trên cơ sở chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và cả người sản xuất là nô lệ. Chủ nô là chủ sở hữu đối với đất đai, các tư liệu sản xuất và đối với cả người sản xuất là nô lệ. Do vậy, sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là không có giới hạn. Nô lệ không có tư liệu sản xuất, họ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô, họ bị coi là tài sản của chủ nô, là "công cụ biết nói", là động vật có hai chân. Vì thế, nô lệ bị bóc lột rất tàn nhẫn và phải phục tùng một cách vô điều kiện những ý muốn của chủ nô.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Chủ nô chỉ là một thiểu số dân cư trong xã hội nhưng có tất cả: Đất đai, tư liệu sản xuất, nô lệ, tự do cá nhân và toàn quyền thống từ đối với nô lệ. Nô lệ chiếm số đông trong xã hội nhưng tính mạng, số phận cũng như các hoạt động xã hội của họ đều do chủ nô quyết định. Ngoài chủ nô và nô lệ, trong xã hội chiếm hữu nô lệ còn có cả thợ thủ công, dân tự do, những người lệ thuộc nhà thờ hoặc kinh tế nhà vua... Những người này tuy không phải là nô lệ nhưng vẫn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào giai cấp chủ nô về kinh tế và chính trị. Với kết cấu xã hội như trên đã làm cho nhà nước chủ nô gần như hoàn toàn nằm trong tay giai cấp chủ nô, chủ yếu phục vụ cho lợi ích của giai cấp chủ nô.
Ưu điểm: Thể chế dân chủ chủ nô mang tính chất quân chủ rộng rãi.
Nhược điểm:
Hệ thống chính trị hạn chế, chật hẹp và khép kín,Sự dân chủ chỉ dành cho dân tự do, tức công dân, trong khi dân tự do chỉ bằng 1/10 dân số xã hội.
Đây là một thế chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô