Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới:

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta từng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mạnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm riêng phần bí mật.

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu…”

(Ngữ văn 8, tập hai, NXBGDVN 2018) Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? tác giả là ai?

Câu 2: Trình bày nội dung của đoạn thơ trên bằng một câu văn.

Câu 3: Trong đoạn thơ trên, xét theo mục đích nói kiểu câu nào được sử dụng chủ yếu? Nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng các kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ trên.

Giúp mình với

2 câu trả lời

Câu 2: Bức tranh tứ bình nơi rừng già cùng tâm trạng biến chuyển của hổ khi nhớ về kí ức tươi đẹp ngày xưa.

Câu 3: Câu nghi vấn

Hiệu quả của việc sử dụng câu nghi vấn ở đây chủ yếu là dùng để bộc lộ tình cảm ,cảm xúc của hổ khi nhớ và nghĩ về kí ức xưa. Từ đó giúp cho lời thơ hay hơn và giúp chúng ta thêm hiểu về nỗi khát khao, tình cảm hướng về rừng già của chúa sơn lâm. 

Câu 1:

Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Nhớ rừng của Thế Lữ.

Câu 2:

-Nội dung:

Nỗi nhớ rừng và tình thế khốn khổ đến tột cùng của con hổ.

Câu 3:

Kiểu câu cảm thán và nghi vấn được sử dụng chủ yếu . Nhằm thể hiện khao khát được thả tự do khi bị đày vào nơi khốn cùng, tất cả mọi sự oai phong,lẫm liệt của chúa sơn lâm giờ đây đã bị bó hẹp trong không gian chật hẹp.Tại sao đường đường chính chính là một con hổ sống tự do ở rừng xanh khiến muôn loài phải khiếp sợ nhưng lại bị nhốt vào trong trong sở thú ?

Câu hỏi trong lớp Xem thêm