"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" -Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Giúp mình nhé !!!
1 câu trả lời
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Cụm từ "một bếp lửa" mở đầu bài thơ đã giúp người đọc liên tưởng đến hình ảnh quen thuộc của nhưng làng quê Việt Nam xưa- một hình ảnh ấm cúng, thân thuộc. Từ láy "chờn vờn" vừa có tác dụng gợi hình, vừa gợi cảm cho hình ảnh thơ. Hình ảnh ấy làm người ta liên tưởng đến những làn sương sớm đang bay nhè nhẹ trên những mái nhà, xã xa có ánh lửa bập bùng. Từ láy ấy còn gợi ra cái mờ nhòa của kí ức, của thời gian. Đến câu thơ thứ hai, "một bếp lửa ấp iu nồng đượm". Nhà thơ đã sử dụng thành công hai từ "ấp iu" "nồng đượm". "Ấp iu" là từ ghép có sự kết hợp giữa hai từ ấp ủ và nâng niu. Hình ảnh nào đã gợi lên bàn tay khéo léo của người nhóm lửa. Bếp lửa ấm áp nồng đượm ấy còn mang cả tình yêu thương che chở dành cho cháu. Nhớ đến bếp lửa người cháu hồi tưởng nhớ về người bà kính yêu yêu: "Cháu thương bà biết lấy biết mấy nắng mưa". Câu thơ có sự kết hợp biểu cảm trực tiếp, "cháu thương bà" và hình ảnh ẩn dụ "biết mấy nắng mưa". Hình ảnh ẩn dụ đã gợi tả được cuộc đời nghèo khó vất vả lam lũ của người bà. Chính vì thế khi nhớ đến bếp lửa trong lòng người cháu trào dâng một cảm xúc thương bà mãnh liệt. Chữ "thương" đã nói lên tình cảm yêu thương sâu nặng và một tấm lòng biết ơn của người cháu đối với bà. Điệp ngữ "Một Bếp Lửa" được lặp lại hai lần mang ý nghĩa khác nhau. Bếp lửa chờn vờn sương sớm là bếp lửa có thật nhưng nhóm lên vào một buổi sáng, còn bếp lửa ấp iu nồng đượm là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho tình yêu thương mà bà dành cho cháu cháu.Theo trình tự khổ thơ ngọn lửa cứ cháy bập bùng tỏa sáng và nổi bật lên bếp lửa là hình dáng người bà tần tảo chắt chiu chăm lo cho cháu.
--------------------------------
`#noCopy`