Mở đầu bài thơ “ Ông đồ”, Vũ Đình Liên viết : “ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già … Và kết thúc bài thơ , tác giả viết : “ Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa …” Câu 1. Kết cấu của bài thơ có điều gì đặc biệt? Lối kết cấu ấy có ý nghĩa gì? Câu 2. Nhận xét về vị trí của từ “lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó ? giúp em hai câu vs ạ
2 câu trả lời
Câu 2: Lần xuất hiện thứ nhất của từ "lại" đó là trong câu thơ "Lại thấy ông đồ già" ở vị trí đầu câu thơ. Còn từ "lại" thứ hai xuất hiện ở giữa câu thơ "Năm nay đào lại nở" ở giữa câu thơ. Hai từ "lại" đều diễn tả sự lặp lại, xuất hiện một cách có chu kỳ theo thời gian, tuần hoàn của sự việc. Hàng năm, cứ vào dịp tết đến xuân về là đào lại nở và thấy ông đồ già.
Câu 1:
-Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ có kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ.
Ý nghĩa:
-Bằng những câu thơ ngũ ngôn tác phẩm đã khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
`1.` Kết cấu của bài thơ đặc biệt ở chỗ sử dụng biện pháp nghệ thuật " Đầu cuối tương ứng "
`->` Ý nghĩa : Nhấn mạnh sự việc xưa và nay đều có ông đồ nhưng khác ở chỗ ngày xưa có ông đồ nhưng ngày nay ông đồ không còn ngồi ở chỗ cũ để bán chữ nữa . Ông đồ xưa trong câu thơ thứ nhất hiện lên với ông đồ tuổi đã cao . Ông đồ nay hiện lên với vẻ nuối tiếc về một quá khứ huy hoàng đã qua .
`2.`
`-` Vị trí từ " lại " trong câu " Lại thấy ông đồ già " : Nằm ở câu thơ thứ `2` .
`=>` Ý nghĩa từ lại : Thể hiện hình ảnh ông đồ đã trở nên quen thuộc đối với mọi người cùng với hoa đào đỏ thắm , màu mực đen cùng với không khí đông vui , tấp nập của phố phường .
`-` Vị trí từ " lại " trong câu " Năm nay đào lại nở " : Nằm ở gần cuối câu .
`=>` Ý nghĩa : Cho thấy mùa xuân đã tới nhưng hình ảnh quen thuộc - ông đồ bán chữ không còn ngồi đó nữa .