mn giúp mik tìm hiểu về văn học của ấn độ thời phong kiến vs! Thông tin khoảng 1 trang giấy dể mik làm bài thuyết trình tuần sau rồi! Mình bí quá!!
1 câu trả lời
Vài nét lịch sử về Ấn Độ thời phong kiến:
Thời kì các quốc gia đầu tiên:
– Đến 500 năm trước Công nguyên, nước Ma-ga-đa tỏ ra lớn mạnh hơn cả, được nhiều nước khác tôn phục. Kinh đô của nó – Pa-ta-li-pu-tra, được người hi Lạp đến thăm đã kể lại: có phố dài 2 km, trên bến dưới thuyền, dọc hữu ngạn của sông Hằng. Vua mở đầu nước này – Bim-bi-sa-ra, được coi là cùng thời và là bạn của Phật tổ
-Trải qua hơn 10 đời vua, đến ông vua kiệt xuất nhất của nước này và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ, là vua A-sô-ca (thế kỉ III trước Công nguyên). A-sô-ca xây dựng đất nước hùng cường, rồi đem quân đi đánh các nước nhỏ, nhằm mục đích phát triển, thâu tóm quyền lực và thống nhất Ấn Độ. Sau khi đánh thắng nhiều đối thủ, ông đã thống nhất gần kết bán đảo Ấn Độ, chỉ trừ một mỏm đất ở cực Nam xa xôi (sau là nước Pa-đy-a).
– A-sô-ca qua đời cuối thế kỉ III trước Công nguyên. Ấn Độ bước vào một thời kỳ chia rẽ, khủng hoảng kéo dài mấy thế kỉ cuối trước Công nguyên cho đến đầu Công nguyên.
Thời kỳ Vương triều Gúp-ta và sự phát triển của nền văn hoá truyền thống Ấn Độ:
– Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ – thời Vương triều Gúp-ta.
Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, trải qua gần 150 năm (319 – 467) vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc, cả dưới thời Hậu Gúp-ta (467 – 606) và Vương triều Hác-sa tiếp theo (606 – 647), tức là từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII. Nét đặc sắc nổi bật của thời kỳ này là sự định hình và phát triển của nền văn hoá truyền thống ở Ấn Độ.
– Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm tuyệt vời, làm nền tảng cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.
Kinh Vê-da:
Bộ kinh này không do một ai sáng lập nên. Kinh vê đa hay gọi theo tiếng Phạn là Kinh Phệ Đà, được xem là cõi gốc của Bà La Môn và là cội nguồn của nên văn minh nước Ấn. Nội dung của bộ kinh là những lời ca tụng về thần thánh như: thần sông, thần núi. thần lửa,…ngoài ra còn ca tụng những vẻ đẹp huy hoàng. Toàn bộ kinh thánh gồm có 4 tạng:
Rig Veda: bao gồm 10 quyển và 1028 bài ca tụng, những vị thần được ca tụng nhiều nhất: Indra, Varuna và Agni.
Samama Veda: ca vịnh thần chú, gồm 585 khổ thơ, được dùng trong những tụng ca hiến tế
Yayur Veda: là một chuỗi các công thức cho các nghi lễ khác nhau
Atharva Veda: gồm các bài thuyết giáo, có nội dung thiết thực và triết học.
-Tư tưởng của Kinh Veda được chuyển từ Đa thần qua xuất thần
– Thời đại kinh vê da được kéo dài từ khoảng 1200 trước công nguyên đến những năm 800 sau công nguyên
Chữ Phạn:
-Nó cũng đóng một vai trò quan trọng như tiếng Latinh và tiếng Hy lạp trong Châu âu trung cổ, nó cũng có kết cấu của truyền thống Ấn độ cổ, nhưng có phần cao cấp hơn
-Khác với quan niệm phổ biến của Đạo Phật, tiếng phạn không phải là một ngôn ngữ chết. Một số người Bà la môn vẫn xem thứ tiếng này là tiếng mẹ đẻ. Theo một thông tin gần đây, tiếng Phạn được phục hưng như một tiếng địa phương thực dụng tại làng Mattur gần Shimoga, Karnataka.
-Tiếng Phạn phần lớn được dùng như một ngôn ngữ tế tự trong các nghi lễ của Ấn Độ dưới dạng ca tụng và châm ngôn.Hầu hết những bài văn tiếng Phạn được truyền miệng qua nhiều thế kỉ trước khi được ghi lại tại Ấn Độ trong thời kì trung cổ.
Trong văn học Ấn độ, các hình thức truyền miệng hoặc viết đều quan trọn. Xuất xứ cội nguồn của nền văn học Hin du chi phối một phần rất lớn đến đời sống của người dân Ấn độ. Ngoài bộ kinh Veda thì các tác phẩm khác như sử thi Ramayana và Mahabrahata,các luận viết trong chính trị khoa học, trong kiến trúc và quy hoạch đô thị. Kịch Hindu mộ đạo, thơ và ca đã lan ra khắp tiểu lục địa. Trong số các tác phẩm trứ danh nhất của Kalidasa và Tulsidas.hơ tiếng Tamil của thơ ca Sangam có niên đại từ thế kỷ 1 trước CN cũng rất nổi tiếng. Các truyền thống văn chương Hồi giáo cũng chi phối một phần lớn của văn hóa Ấn Độ. Trong thời kỳ Trung cổ, một thời kỳ mà Ấn Độ chủ yếu dưới sự cai trị của Hồi giáo, văn học Hồi giáo Ấn Độ đã phát triển phồn thịnh, nổi bật nhất là thơ ca Ba Tư và Urdu.