Liên hệ tình hình tôn giáo của Việt Nam?

2 câu trả lời

Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, gồm có các nhánh Phật giáo như Đại thừa, Tiểu thừa, Hòa Hảo, một số nhánh Kitô giáo như Công giáo Rôma, Tin Lành, tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác.

Việt Nam có thể coi là bảo tàng về tôn giáo, tín ngưỡng của thế giới. Ở đây có đủ từ các tín ngưỡng truyền thống như đồng, cốt, xem bài, xóc thẻ đến các tôn giáo hiện đại. Có tôn giáo ngoại nhập như Công giáo, Hồi giáo, Tin lành, Phật giáo, Baha’i. Có tôn giáo nội sinh như Cao đài, Hoà hảo, Tứ ân hiếu nghĩa, Bửu sơn kỳ hương… Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính phủ năm 2011, nước ta có hơn 25 triệu tín đồ (chiếm hơn1/4 dân số), trong đó Phật giáo khoảng 10 triệu người, Công giáo 6,1 triệu, Cao đài 2,4 triệu, Hoà hảo 1,2 triệu, Tin lành 1,5 triệu và Hồi giáo khoảng 100.000 tín đồ. Song nếu kể các hành vi thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, vua Hùng… thì hầu hết người Việt có tâm linh tôn giáo.

Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân của 13 tôn giáo với 33 tổ chức tôn giáo và đang xem xét hồ sơ một số tôn giáo nữa. Sau khi Việt Nam mở cửa, hội nhập với thế giới, nhiều tôn giáo mới đã du nhập vào. Nhiều nhất là các tổ chức đạo Tin lành đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Miền Nam trước giải phóng chỉ có 12 hệ phái Tin lành, nay có tới 30 phái. Tôn giáo này có sức lôi cuốn học sinh, sinh viên và giới trẻ.