Lập dàn ý cho đề văn: Thuyết minh về hồ Gươm. Ko chép mạng nếu chép mạng sẽ bc

2 câu trả lời

I, MỞ BÀI

- Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Gươm lớp 9.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Nếu bạn đã từng đặt chân đến thủ đô của đất nước Việt Nam, hẳn bạn đã từng tham quan Hồ Gươm - khung cảnh vô cùng nổi tiếng về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như về lịch sử. Nào, hãy để tôi giới thiệu với bạn về khu danh lam thắng cảnh này nhé.

Mở bài số 2: Mỗi người đều có một khung cảnh bản thân mình yêu thích. Có thể với bạn đó là khung cảnh biển xanh cát trắng, có thể với bạn đó là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi rừng núi… Nhưng là người con của dải đất cong cong hình chữ S này, hẳn ai cũng đều yêu thích khung cảnh cổ kính nơi Hồ Gươm đầy dấu ấn lịch sử.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc của Hồ Gươm là gì? Vị trí ở đâu?

- Nguồn gốc:

  • + Theo lịch sử: Rất nhiều thế kỷ về trước, hồ vẫn chỉ chìm sâu dưới đáy nước cùng với cả khu vực đồng bằng sông Hồng. Vào khoảng thế kỷ 16, chúa Trịnh đã cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê vào ở, trong đó có xây dựng hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Trong đó hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ. Sau này, vào năm 1884 thì hồ Hữu Vọng có bị lấp lại, chỉ còn hồ Tả Vọng cho đến ngày nay.
  • + Theo truyền thuyết: Hẳn là câu chuyện về việc Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng tại hồ Tả Vọng không ai là không biết. Truyền thuyết này được lưu truyền qua nhiều năm và được đưa vào trong sách giáo khoa. Câu chuyện kể về việc Lê Thận – bạn keo sơn của vua Lê Lợi chài được một lưỡi kiếm, sau đó Lê Lợi tìm được một chuôi kiếm. Hai thứ đó đã ghép lại thành một thanh gươm hoàn chỉnh, đem lại chiến thắng trong cuộc chiến của Lê Lợi. Rồi sau khi đã làm vua, một hôm đang đi thuyền ở hồ Tả Vọng thì Rùa Vàng có ngoi lên xin lại gươm, vua đa hoàn trả. Từ đó, hồ chuyển tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm.

- Vị trí: Hồ Gươm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm nên khá dễ tìm. Không chỉ vậy, Hồ Gươm ở vị trí kết nối khá nhiều con phố cổ, thuận tiện trong việc tìm kiếm của du khách và người dân.

* Khung cảnh Hồ Gươm như thế nào?

=> Hồ Gươm là một quần thể di tích khá rộng lớn, bao gồm nhiều di tích lịch sử khác nhau.

  • - Tháp Rùa: Tọa lạc ở phần đất nhỏ nổi lên ở giữa hồ Gươm. Tháp Rùa mang kiến trúc của Pháp, được xây dựng từ 1884 đến 1886. Tháp này được tương truyền là nơi để cụ rùa lên nghỉ ngơi. Nền cỏ xanh ngắt, mái tháp cong cong đối xứng mang một vẻ đẹp cổ kính giữa lòng thành phố đầy bận rộn và tất bật.
  • - Đền Ngọc Sơn: Ngôi đền này được xây dựng ở trên một hòn đảo khác có tên là đảo Ngọc. Ban đầu nơi đây được gọi là chùa nhưng sau đó đổi thành đền và chỉ thờ Văn Xương Đế Quân và Trần Hưng Đạo. Đền Ngọc Sơn có cổng vào khá giống với kiểu cổng của Văn Miếu Quốc Tử Giám, phía trên cổng có ghi ba chữ “Đắc Nguyệt Lâu”.
  • - Cầu Thê Húc: Là cây cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu có màu đỏ, cong cong như con tôm, in bóng xuống mặt nước, thơ mộng và đẹp chẳng kém gì cầu Tràng Tiền của Huế. Hai chữ “Thê Húc” có nghĩa là “Nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm”.
  • - Tháp Bút, đài Nghiên: Như tên gọi của nó, tháp Bút giống như một chiếc bút lông, phía trên đỉnh có phần như đầu bút. Thân tháp có 3 chữ “Tả thiên thanh” nghĩa là viết lên trời xanh. Tiếp đó là đài Nghiên, nằm ngay cạnh tháp Bút. Sở dĩ gọi như vậy là bởi kiến trúc này có hình giống nghiên mực, kê dưới chân nghiên là tượng 3 con cóc.
  • - Tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu: Một nơi là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, một nơi là chỗ thờ ba vị nữ thần gồm Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc nữ.
  • - Thủy Tạ: Là nơi thường ngoạn cảnh đẹp trên hồ.
  • - Đền thờ vua Lê: Là nơi thờ vua Lê, có tượng vua Lê cầm kiếm tượng trưng cho cảnh vua hoàn trả lại gươm cho Rùa Vàng.

* Ý nghĩa của Hồ Gươm ra sao?

  • - Hồ Gươm là một nét đẹp đặc sắc và nổi bật trong bức tranh về một Hà Nội – thủ đô của Việt Nam.
  • - Không chỉ vậy còn là di tích lịch sử qua nhiều năm, có vị trí quan trọng trong lịch sử và văn hóa nước nhà.
  • - Hàng năm có không ít du khách từ nhiều nơi trên đất nước và thế giới đến thăm quan nơi này.
  • - Hồ Gươm trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, bài hát cũng như nhiều tấm ảnh, bức tranh nghệ thuật.

* Hiện trạng của Hồ Gươm và hành động nên làm?

  • - Hiện nay, Hồ Gươm đang dần bị ô nhiễm, trên hồ khá nhiều rác do ý thức vô trách nhiệm của nhiều người dân, làm xấu đi hình ảnh của hồ.
  • - Mỗi chúng ta cần ý thức hơn về hành động của mình, đồng thời thành phố Hà Nội đã có những biện pháp bảo vệ và giảm thiểu lượng rác thải trên hồ.

III, KẾT BÀI

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Gươm.



I. Dàn ý thuyết minh về Hồ Gươm

1, Mở bài

Giới thiệu những nét cơ bản về Hồ Gươm.

2, Thân bài

a, Đặc điểm về vị trí địa lí và nguồn gốc lịch sử

– Vị trí địa lí: nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội, nằm ở vị trí kết nối các tuyến đường phố cổ với các tuyến phố tây được người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ.

– Tên gọi:

+ Hồ Gươm còn có tên gọi khác là hồ Hoàn Kiếm, là một trong số nhiều hồ nước ngọt ở Hà Nội

+ Hồ Gươm cũng có nhiều tên gọi khác nhau như hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng.

+ Những năm đầu thế kỉ 15, hồ chính thức mang tên gọi hồ Hoàn Kiếm, tên gọi này bắt nguồn từ truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần.

b, Những đặc điểm cơ bản của Hồ Gươm

– Diện tích: 12 héc-ta

– Suốt bốn mùa nước hồ bao giờ cũng có một màu xanh biếc, mặt hồ yên ả, trầm lắng, nằm giữa phố thị tấp nập

– Xung quanh hồ Gươm có rất nhiều loài cây, là cây phượng vĩ, là những cây cổ thụ già nua, là những cành liễu soi mình xuống mặt nước… 

– Dọc bờ hồ còn được trồng rất nhiều loài hoa khác nhau, mỗi loài mỗi sắc, mỗi hương nhưng tất cả đều góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp của hồ Gươm.

c, Những công trình kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm

Hồ Gươm là một quần thể di tích, nó có mối quan hệ, gắn bó với hàng loạt công trình kiến trúc, di tích khác:

– Cầu Thê Húc: cây cầu màu son, với dáng hình “cong cong như con tôm”, cây cầu này bắc trên hồ, là nơi dẫn vào ngôi đền Ngọc Sơn.

– Đền Ngọc Sơn: nó tọa lạc trên đảo Ngọc phía Bắc của hồ Gươm, và được xây dựng vào thế kỉ XIX. Đền là nơi thờ hai vị thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo.

– Tháp Rùa: 

+ Tọa lạc ngay giữa trung tâm của hồ Gươm và tương truyền đây chính là nơi để Rùa thần lên nghỉ ngơi. 

+ Được xây dựng vào giữa những năm 1884 và chịu ảnh hưởng sâu đậm của lối kiến trúc Pháp.

– Ngoài ra, về với hồ Gươm, chúng ta còn có thể chiêm ngưỡng hàng loạt công trình kiến trúc, di tích khác như Thủy Tạ, Đài Nghiên, Tháp Bút, Tháp Hòa Phong,…

d, Ý nghĩa và vai trò của Hồ Gươm

– Hồ Gươm là một trong số những di tích lịch sử cổ kính của thủ đô, là một trong số những địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách thập phương

– Hồ Gươm góp phần tôn tạo vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc của mảnh đất thủ đô.

– Là một biểu tượng đẹp về thủ đô Hà Nội, về đất nước Việt Nam. 

– Là nguồn cảm hứng bất tận của âm nhạc và thi ca với nhiều tác phẩm nổi tiếng 

3. Kết bài

Khái quát những nét cơ bản về Hồ Gươm và cảm nhận của bản thân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm