khu vực đông nam á học hỏi được gì từ nền văn minh ấn độ?

1 câu trả lời

Những ảnh hưởng của văn hóa  Ấn Độ đến Đông Nam Á
Những ảnh hưởng từ Ấn Độ như là một sự thúc đẩy và đóng góp cho sự hình thành văn hóa các nước Đông Nam Á.  Những dấu ấn đó đã đi vào lối sống và sinh hoặc của người Việt nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Những ảnh hưởng Ấn Độ về ngôn ngữ
Các nước như Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào đến nay vẫn mượn chữ viết Ấn Độ và ngôn ngữ của họ phản ánh dấu ấn của cả tiếng Sanskrit lẫn tiếng Pali.

Tiếng Sanskrit đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải những thông điệp được mang đến từ Ấn Độ. Qua những con chữ  Sanskrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình. Ngoài ra, các tác phẩm dân gian của Ấn Độ như  Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra… cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đối với một số quốc gia Đông Nam Á.

Một cảnh trong Mahabharata tại công trình đá Angkor Wat ở Campuchia

Tuy nhiên, những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á về ngôn ngữ cũng không phải rất quan trọng đối với bản sắc văn hóa của các nước này. 

Đối với Việt Nam
Đất nước Việt Nam từ sớm đã chịu ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa khác nhau du nhập đến như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Tây Âu… Nền văn học Ấn Độ cũng được yêu thích ở Việt Nam, mà nổi tiếng Nhất đó là bộ sử thi Ramayana.

Những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á về tôn giáo, đạo đức
Những ảnh hưởng của Ấn Độ về tôn giáo, đạo đức có thể được  xem là có ý nghĩa quan trọng nhất và là nền tảng tôn giáo và đạo đức của Đông Nam Á. Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm, theo những nghiên cứu thì Phật giáo xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên. Tuy du hành vào các nước Đông Nam Á và được đón nhận, nhưng ảnh hưởng của Phật giáo lên từng quốc gia là không đều nhau.

Đền thờ Hindu ở động hang động tại Malaysia

Từ thời cổ đại, Phật giáo và Bà La Môn giáo đã là những tôn giáo chính ở các nước Đông Nam Á. Cả Phật giáo lẫn Hindu giáo được phổ biến sâu rộng qua những câu chuyện huyền thoại, cổ tích, sử thi, ngụ ngôn như Jataka, Mahabharata, Ramayana, Panchatantra…và thông qua những câu chuyện kể (người kể chuyện, tranh truyện thêu…), lễ hội, nghệ thuật tạo hình (điêu khắc, hội họa…), nghệ thuật biểu diễn (kịch rối, múa mặt nạ…

Điều đặc biệt nữa, đó là những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á với các tôn giáo như Phật giáo, Bà La Môn giáo không chỉ tập trung ở giới tinh hoa mà còn trở thành nền văn hóa sống động của tầng lớp nhân dân. Tại Đông Nam Á, linh hồn của Phật giáo và Bà La Môn giáo được hấp thụ sâu sắc với những lý tưởng về cái thiện, từ bi, lòng nhân ái… 

Tại Việt Nam
Việt Nam tiếp xúc với Phật giáo vào khoảng đầu Công nguyên với màu sắc của Tiểu thừa Nam tông, và thành lập nên trung tâm Phật giáo lớn nhất là Luy Lâu, ngày nay thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

Về sau, từ Trung Hoa, Phật giáo Đại thừa du hành vào nước ta vào khoảng  thế kỷ thứ IV – V. Từ đó đạo Phật đã được phổ biến rộng khắp trong quần chúng nhân dân mà phát triển cực thịnh là vào thời Lý – Trần. Những di tích như là thánh địa Mỹ Sơn đã chỉ rõ ra sự tồn tại của Ấn Độ giáo và là một công trình vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.

Nghệ thuật kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á mang tính chất tôn giáo rất nhiều. Điều đó được thể hiện qua các kiểu điêu khắc, trang trí, các mảng phù điêu… đều in đậm dấu ấn của Ấn Độ. 

Những công trình kiến trúc tại đây phong phú và đa dạng, mỗi tôn giáo có sự độc đáo và mang một sắc thái riêng không nhầm lẫn vào đâu. Kiến trúc Phật giáo với những kiểu xây dạng hình tháp, với mái vòm tròn, có dạng chiếc bát úp. Kiến trúc Islam với những đặc điểm mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng .Kiến trúc Hindu được xây dựng với nhiều tầng đỉnh tháp nhọn và được trang trí bằng các phù điêu. 

Ảnh hưởng với Việt Nam
Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu mà tiêu biểu ở ở Việt Nam thì có thánh địa Mỹ Sơn.

Thánh địa Mỹ Sơn
Ngoài ra, kiến trúc Ấn Độ cổ xưa còn được phát hiện qua các công trình được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, chủ yếu là gạch và đá như là các công trình của người Champa.

Lễ hội, ẩm thực
Ẩm thực Ấn Độ du hành qua nhiều quốc gia mà trong đó nổi tiếng với món cà ri nổi tiếng và dĩ nhiên khu vực Đông Nam Á cũng không là ngoại lệ.

Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, người Chăm có các lễ hội đền tháp  như: lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm.

Còn với ẩm thực, như là món cà ri Ấn Độ khi du nhập vào Việt Nam thì người Việt,  đã biến tấu bằng cách nấu nhiều nước hơn và được dùng với nhiều hình thức đa dạng.

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á quan trọng nhất, sâu rộng nhất, lâu bền nhất là sự vun bồi một nền tảng đạo đức chung cho toàn bộ khu vực. Chính di sản chung này góp phần gắn kết chặt chẽ quan hệ gần gũi, thân thiết của các nước Đông Nam Á với nhau.