Không có kín rồi xe không có đèn Không có mui thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim Viết một đoạn văn khoảng 12 – 15 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ
1 câu trả lời
Trong khổ thơ cuối cùng của ” Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật thể hiện một lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Động lực mạnh mẽ và sâu xa để làm nên sức mạnh, lòng dũng cảm, tư thế hiên ngang của người lính lái xe Trường Sơn là lòng yêu nước và lí tưởng chiến đấu cao đẹp của thế hệ trẻ, của toàn dân tộc. Để làm nổi bật điều đó, tác giả đã phản ánh dữ dội sự khốc liệt của chiến tranh qua cấu trúc đối lập: ” Xe không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe thùng xe có xước”. Chiếc xe đã bị bom đạn làm trơ trụi, thiếu những thứ cần thiết cho một chiếc xe bình thường, nó mang trên mình đầy thương tích chiến tranh tưởng như không thể hoạt động được. Kì diệu thay, những chiếc xe ấy vẫn băng ra tiền tuyến bởi vì trong xe có những người lính với trái tim rực lửa anh hùng, sẵn sàng hi sinh vì độc lập dân tộc, giải phóng đất nước. Các điệp từ “không có”, các từ ngữ tương ứng “vẫn chạy”,”chỉ cần có” đã làm cho giọng thơ trở nên mạnh mẽ và đầy hào hùng. Hình ảnh trái tim là hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa sâu sắc. Đó là trái tim người lính, trái timnoofng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, niềm lạc quan và niềm vững tin vào sự nghiệp thống nhất đất nước. câu thơ cuối này là câu hay nhất trong bài thơ, là ” con mắt của thơ” làm bật sáng chủ đề và tỏa sáng vẻ đẹp của người lính Trường Sơn năm xưa.