Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... a, PTBĐ của đoạn thơ b, nêu ND của đoạn thơ c, đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào? tác dụng?

2 câu trả lời

a. PTBĐ: biểu cảm, tự sự và miêu tả ( trong đó ''biểu cảm'' là chính )

b. Nội dung: miêu tả cảnh đoàn thuyền chăm chỉ và chịu khó cùng dân trai tráng trong làng ra khơi. Hai hình ảnh được tác giả miêu tả thật tinh tế trên cảnh biển hùng mạnh. Những tràng trai như các dũng sĩ đang chiến đấu với dòng biến khủng khiếp còn chiếc thuyền như con tuấn mã hộ trợ cho các anh.

c. Biện pháp tu từ: so sánh

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

→Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

*Tác dụng: giúp miêu tả rõ ràng và hấp dẫn người đọc về hình ảnh chiếc thuyền cúng với cánh buồm của nó. Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.

a, Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

b, ND của đoạn thơ: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

c,

- S o sánh " Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã", nhằm diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi,làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn

        - So sánh: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"  ->Sự so sánh làm cho việc miêu tả cụ thể hơn nhưng lại gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. Đồng thời thể hiện cánh buồm như là biểu tượng của linh hồn làng chài.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm