Khí hậu,địa hình châu á có ảnh hưởng đến sông ngòi châu á như thế nào
2 câu trả lời
Địa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên mặt đất. Châu Á được phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biển và đại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có kích thước vĩ đại nhất, trên 44,4 triệu km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim cho tới hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um. Với sự phối hợp của các điều kiện tự nhiên nói trên, châu Á đã hình thành các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Nam Á.
Về mặt địa lý xã hội, châu Á cũng là châu lục đông dân cư nhất với hơn 4,4 tỉ người, có đủ các thành phần chủng tộc như Mongoloid, Europeoid, Negroid. Tôn giáo cũng rất đa dạng và đã có từ lâu đời như Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo...
-Do châu á trải dài trên nhiều vĩ độ (từ còng cực bắc có khí hậu cực đến vùng xích
dạo có khí hậu nóng ẩm) nên khí hậu phân hóa rất phức tạp.
-Khí hậu bị phân hóa từ bắc vào nam theo thứ tự: khó hậu cực, cạn cực, ôn đới, cận
nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo, đã làm sông ngòi châu á cũng bị phân hóa
phức tạp và không đều.
-Việc địa hình châu á chủ yếu có địa hình rất cao ở phần trung tâm (như hệ thống dãy
hi-ma-lay-a, sơn nguyên tây tạng, cá dãy núi đại hưng an, an tai, côn luân, nam sơn,
xai-an, ..) là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông lớn, địa hình thấp dần ra xung
quanh tạo điều kiện cho sông ngòi lan rộng đề tận biển. Châu á là nơi tập trung các
con sông dài và lớn trên thế giới, nguyên nhân do châu á kéo dài từ tây sang đông,
địa hình bị chia cắt nên các sông thường không thẳng mà uốn cong làm tăng thêm
chiều dài.
-Đặt biệt bắc á có nhiều sông , mùa đông đóng băng, mùa xuân băng tan gây lũ. Do
khí hậu phân hóa mạnh: vùng thượng lưu sông có khí hậu ôn đới, còn vùng hạ lưu lại
có khí hậu cận cực (lạnh) nên vào mùa đông sông bị đóng băng, đến mùa xuân khi
nhiệt độ tăng lên thì vùng thượng lưu có băng tan nhanh, băng vùng hạ lưu chưa kịp
tan kết hợp với địa hình cao đã gây lũ lụt lớn.