khái quát về nghệ thuật của bài thơ"bếp Lửa"

2 câu trả lời

`-` Nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu. 

`-` Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ, 9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà.

`-` Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.

`-` Sáng tạo hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.

1.- Phương thức biểu đạt trong Bếp Lửa: Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả + Nghị luận. - Thể thơ: kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ, 8 chữ. - Nội dung bao trùm: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” đã gợi lại những kỷ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu.

        

2.

- Hình ảnh bếp lửa hiện lên giản dị mà nồng ấm biết bao!

- Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.

- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.

- Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện trong buổi sớm mai hoà cùng làn sương sớm.

- “Ấp iu” gợi bàn tay khéo léo, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.

- Từ “nắng mưa” gợi tả sự đằng đẵng của thời gian, vừa thể hiện sự tảo tần, vất vả triền miên của cuộc đời bà.

=> Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.




Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
1 đáp án
18 giờ trước