*Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X
2 câu trả lời
*Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X
Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống sách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Luoan (713 - 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820)
Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.
*Khái quát chung phong trào đấu tranh từ TK I-X:
-Nguyên nhân:Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc
→Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
→Bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập
-Lãnh đạo:Tù trưởng,hào trưởng địa phương
-Lực lượng tham gia:đông đảo quần chúng nhân dân
-Phương pháp đấu tranh:đấu tranh vũ trang
-Kết quả:
+TRước khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ,tất cả các cuộc đấu tranh đều bị thất bại
+Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt sự thống trị hơn 1000 năm của Bắc thuộc
-Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:khởi nghĩa hai bà Trưng(40),khởi nghĩa Lý Bí(542),khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ(905),.......