Khái niệm thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật? Những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường? Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

2 câu trả lời

Thuốc hoá học bảo vệ thực vật thường có phổ độc rất rộng với nhiều loại sâu,bệnh vì vậy chúng đc sử dụng rất linh động (một loại thuốc có thể dùng cho nhiều loại cây trồng,nhiều loại sâu,bệnh hại...)mặt khác, để tăng hiệu quả trừ sâu,bệnh sâu,thuốc hoá học bảo vệ thực vật thường đc sử dụng với nồng độ hoặc liều lượng cao cách sử dụng như vậy nhiều khi làm cho thuốc bảo vệ thực vật tác động đến mô,tế bào của cây trồng gây ra hiệu ứng cháy,táp lá,thân,làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây dẫn đến giảm năng suất

ảnh hưởng xấu của của thuốc hoá học:

-Một lượng lớn thuốc hoá học bảo vệ thực vật đc tích luỹ trong lương thực,thực phẩm điều này gây tác động xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi

-Từ trong nước,trong đất,thuốc hoá học bảo vệ thực vật đi vào cơ thể động vật thuỷ sinh(tôm,cua,cá...),vào nông sản,thực phẩm(thóc,gạo,ngô...),cuối cùng vào cơ thể người và gây ra một số bệnh hiểm nghèo.

Biện pháp hạn chế:

-chỉ dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật khi dịch hại tới ngưỡng gây hại

-sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao;phân huỷ nhanh trong môi trường.

-sử dụng đúng thuốc,đúng thời gian,đúng nồng độ và liều lượng

-trong quá trình bảo quản,sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường

- Thuốc bảo vệ thực vật là những hóa chất được dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hay để điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản.

- Những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật: 

+ Gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm số lượng và chất lượng nông sản.

+ Ngoài khả năng tiêu diệt sâu bệnh thì nó cũng những thiên địch sống trên đồng ruộng, trên đất, trong nước.

+ Tạo điều kiện để hình thành những dạng dịch đột biến có thể chịu được thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

- Những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường:

+ Lượng thuốc hóa học tích lũy trong sản phẩm của trồng trọt, khi con người hoặc vật nuôi ăn phải có thể bị ngộ độc.

+ Thuốc hóa học ngấm vào nước, đất ngấm vào động vật thủy sinh, nông sản, gây ra một số bệnh, ngộ độc cho con người.

- Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật:

+ Chỉ sử dụng khi dịch đến ngưỡng có hại, các biện pháp khác tỏ ra không hiệu quả nữa.

+ Cần chọn lọc khi sử dụng thuốc, ưu tiên những loại có khả năng phân hủy nhanh trong môi trường.

 + Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, không được sử dụng quá nồng độ hoặc liều lượng.

+ Tuân thủ những quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Ở trong sách cũng có đấy. Tham khảo thêm bài 19 công nghệ 10 á.