kể tên 10 loại san hô nêu đặc điểm cơ bản của chúng (có hình ảnh càng tốt
2 câu trả lời
Đáp án:
1. Acropora Cervicurnis
- Những rạn san hô này sống ở độ sâu 3-15 m so với mực nước biển.
- Rạn san hô này có hình dạng giống như một bụi cây và rộng. Các nhánh của rạn san hô này nằm ngang và mỏng.
- Rạn san hô này có màu xám, với các chóp màu nhạt dần.
- Những rạn san hô này rất dễ tìm thấy ở những vùng nước nông. Ngoài Indonesia, rạn san hô này có thể được tìm thấy ở Sri Lanka.
2. Acropoda Micropthalma
- Các rạn san hô này sống ở độ sâu 3-15 m.
- Mang hình dáng với các nhánh mập, ngắn cùng kích thước. Rạn san hô này có hình dáng giống với Acropora Aspera. Sự khác biệt là corallite hướng tâm được đóng gói chặt chẽ và corallite dọc trục được tách ra.
- Dễ dàng tìm thấy ở những vùng nước nông và không ô nhiễm. Ngoài Indonesia, những rạn san hô này còn được tìm thấy ở Philippines và Australia
3. Acropora Humilis
- Các rạn này sống ở độ sâu 15-35 m
- Có hình dạng như một cái đĩa với những cành mảnh. Các rạn san hô này bao gồm các rạn san hô dễ vỡ. San hô từ rạn san hô này có dạng bát, với một phần mở rộng.
- Các rạn này có màu nâu, xanh lá cây, hồng, xám và xanh lam.
- Có thể tìm thấy xung quanh các sườn san hô hoặc vùng nước nông. Ngoài Indonesia, những rạn san hô này thường được tìm thấy ở Úc
4. Sidesratra Sidereal
- Những rạn san hô này sống ở độ sâu 3-15 m so với mực nước biển.
- Hình dạng tấm phẳng giống như một mái vòm với một corallite nhỏ. Ngoài ra, rạn san hô này có hình dạng giống như một chiếc đĩa úp ngược.
- Những loại san hô này có màu nâu nhạt, tím hoặc đôi khi rất sáng.
5. Montipora Aquituberculata
- Những rạn đá này sống ở độ sâu 3-15 m
- Vị trí của rạn san hô này càng sâu, các nhánh sẽ dài ra và mở ra. càng nông, cành càng ngắn.
- Những rạn này có màu nâu, hồng, xanh lam hoặc xanh lục. Cuối cùng, màu sẽ nhạt hơn.
- Có thể được tìm thấy sống trên các sườn trên của rạn san hô.
6. San hô não(Ctenella chagius)
- Mỗi đầu san hô được hình thành bởi một quần thể có polyp di truyền giống hệt nhau tiết ra một bộ xương cứng bằng calci cacbonat.
- San hô não được tìm thấy trong các rạn san hô nước ấm nông trong tất cả các đại dương của thế giới
- San hô não ăn động vật nhỏ phù du và cũng nhận được chất dinh dưỡng được cung cấp bởi các loài tảo sống trong mô của chúng.
7. San hô Dendrogyra cylindrus.
- Một loài san hô cứng sinh sống ở tây Đại Tây Dương.
- Chúng là một trong những loài san hô chẻ mà giống như ngón tay, hoặc một cụm xì gà, mọc từ đáy biển, nhưng không có phân nhánh thứ cấp.
- Chúng là một trong vài loại san hô cứng có polyp thường có thể nhìn thấy ăn vào ban ngày.
8. San hô cành sần sùi
- Tập đoàn là một bụi gồm nhiều thân dạng cành cây; các cành bên không tạo thành một khối, hình trụ, đỉnh tròn. Có nhiều mụn cơm trên các phía của đỉnh cành, một ít mụn cơm lớn ở gốc cành chính. Lỗ miệng có đường kính 0,5 - 1,3mm, hình đa giác, xếp dày ở cành bên và đỉnh, dạng hình tròn với thành thẳng đứng và xếp thưa ở cành chính.
- Thuộc nhóm San hô tạo rạn, sống ở độ sâu 0 - 20m, nơi có sóng mạnh và sóng vừa.
- Trên các rạn san hô từ tỉnh Quảng Trị (đảo Cồn Cỏ) đến Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), các đảo Tây Nam Bộ (Thổ Chu, Nam Du, An Thới, Phú Quốc), quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thế giới: vùng nhiệt đới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
9. San hô đỏ nhật bản
- Tập đoàn dạng quạt ít phân nhánh, các nhánh nằm trên một mặt phẳng. Nhánh cuối cùng nhô ra phía trước, ngắn và có gai.Một số ít có dạng chữ thập nhỏ hơn. Trục có sọc nhỏ và có lỗ nhỏ dưới mỗi polyp. Trục màu đỏ thẫm có lõi giữa màu trắng, cuối các nhánh thường có màu sáng hơn tới trắng.
- Sống lâu năm, tốc độ lớn rất chậm, sống bám trên đáy cứng, vùng có độ sâu lớn. Là loài San hô sừng dị dưỡng, không có tảo cộng sinh, sống không cần ánh sáng.
- Vùng nước sâu biển khơi miền Trung và nam quần đảo Trường Sa. Thế giới: Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương
10. San hô cành đỉnh nhọn
- Tập đoàn dạng bụi cây rậm, hình dáng thay đổi phức tạp tuỳ theo môi trường sống. Số lượng cành nhiều, mọc khác nhau. Cành ngọn thường ngắn, chia 2-3, đỉnh nhọn. Miệng dạng ovan ở phần ngọn, hình tròn ở phần dưới, vành miệng hơi nhô cao, đáy sâu.
- Phân bố rộng cả ở vùng có sóng và ít sóng, độ sâu từ 0-55m.
- Trên các rạn san hô ven bờ từ Đà Nẵng (bán đảo Sơn Trà) đến Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), các đảo vùng biển Tây Nam Bộ (Thổ Chu, Nam Du, An Thới), quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Thế giới: Từ Biến Đỏ và bờ Đông Châu Phi ở phía Tây đến đảo Samoa và Phonix ở phía Đông; từ đảo Lord Howe (Ôxtrâylia) ở phía Nam tới quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) ở phía Bắc.
Các loại san hô là : san hô nấm, san hô đen, san hô Madrepora oculata, hô bong bóng (Paragorgia arborea),san hô cây đỏ (Primnoa pacifica),San hô nước sâu Paragorgia arborea , san hô bắp cải, san hô cành đầu nhụy, san hô lửa, san hô mềm
Đặc điểm cơ bản của san hô là :San hô : Cơ thể hình trụ, sống bám. Khi sinh sản vô tính, chồi mọc ra, nhưng không tách ra mà dính với cơ thể mẹ để tạo nên tập đoàn. San hô có bộ khung xương đá vôi và có khả năng sinh sản hữu tính.