kể chuyện đã nghe đã đọc . đề bài :kể một câu chuyện ca ngợi hòa bình , chống chiến tranh

2 câu trả lời

Đề:  kể chuyện đã nghe đã đọc . đề bài :kể một câu chuyện ca ngợi hòa bình , chống chiến tranh

                                                 bài làm:

Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống đất nước mặt trời mọc - Nhật Bản.

Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Chúng đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Hậu quả do bom nguyên tử gây ra quả thực rất nặng nề và đau thương.

Khi thành phố Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng nào ngờ cơ thể em đã bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau đó, em lâm bệnh nặng. Gương mặt nhỏ nhắn ngày càng hốc hác đi. Khi nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của cuộc đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Ngày qua ngày, em vẫn miệt mài gấp từng chú sếu nhỏ. Một chú sếu hoàn thành là em lại nở nụ cười bởi niềm tin tăng lên. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô mới gấp được 644 con thì em đã mãi mãi lìa xa cõi đời này.

Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao chín mét là hình một em gái giơ cao hai tay lên trời để nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".

Từ xưa tới nay, nền hòa bình luôn là vấn đề thiết yếu ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tôi đã từng nghe câu chuyện về một cô bé thơ ngây, yêu chuộng hòa bình. Câu chuyện mang tên “Những con sếu bằng giấy”.

Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống đất nước mặt trời mọc - Nhật Bản.

Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Chúng đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Hậu quả do bom nguyên tử gây ra quả thực rất nặng nề và đau thương.

Khi thành phố Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng nào ngờ cơ thể em đã bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau đó, em lâm bệnh nặng. Gương mặt nhỏ nhắn ngày càng hốc hác đi. Khi nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của cuộc đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Ngày qua ngày, em vẫn miệt mài gấp từng chú sếu nhỏ. Một chú sếu hoàn thành là em lại nở nụ cười bởi niềm tin tăng lên. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô mới gấp được 644 con thì em đã mãi mãi lìa xa cõi đời này.

Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao chín mét là hình một em gái giơ cao hai tay lên trời để nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".

Khi nghe câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô, hẳn ai ai cũng xúc động trước lòng yêu chuộng hòa bình của em. Sẽ chẳng có phép màu nào gìn giữ được cuộc sống hòa bình mà mỗi con người, mỗi quốc gia cần phải nỗ lực chung tay để gìn bảo vệ nền hòa bình vốn có và đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đề bài: BỘ ĐỒ CỦA BA Lúc nhỏ, bộ đồ ba mặc luôn khiến tôi thấy ngượng ngùng. Tôi muốn ba ăn mặc giống mấy vị bác sĩ, luật sư chứ không như cách tôi trông thấy ba hàng ngày. Ba ưa mặc chiếc quần jean cũ mèm, với những dấu dao nhíp ở đũng quần và chiếc áo vải với nhiều móc khóa, gài đủ thứ ở các túi áo. Ba là một thợ sửa máy lạnh, mà nghề nghiệp của ba cũng làm tôi thấy xấu hổ ghê gớm. Tuy vậy, vì vẫn còn là con nít nên tôi thường lén vào phòng ba, bắt chước mặc đồ của ba và săm soi trước gương. Chính nhờ cái mùi mồ hôi quen thuộc trên cổ áo ba mà tôi trấn át được nỗi sợ bóng tối của mình. Hôm ba mặc bộ đồ ấy đi dự lễ phát thưởng lớp 5 của tôi thì tôi ước gì ba ở nhà còn hơn. Sau buổi lễ, tôi đánh bạo nói hết với ba về điều bị coi như sai trái đã sỉ nhục tôi ở tuổi lên 10. - Tại sao ba không ăn mặc “tử tế” như ba của mấy đứa bạn con? – Tôi chất vấn. Ba sửng sốt nhìn tôi với ánh mắt đau buồn, cố tìm câu trả lời. Rồi trước khi đi khuất vào nhà ba nói: - Ba thích bộ đồ của mình. Đến khi trưởng thành hơn, tôi nghiệm ra rằng: “Có những thứ quan trọng hơn quần áo bên ngoài và ba không thể tiêu phí đồng tiền nào cho bản thân vì con cần nhiều thứ”. Ba chẳng cần nói thêm lời nào nhưng tôi hiểu ba muốn nói: “Ba hy sinh để cuộc đời con sau này sẽ khá hơn cuộc đời ba.” Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

7 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước
4 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước