I.trả lời câu hỏi: 1,vai trò của các chất dinh dưỡng 2,giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn 3,Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 4,vệ sinh an toàn thực phẩm 5,biện pháp phòng tránh nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm 6,Nêu các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn II.trả lời câu hỏi: 1,thu nhập của gia đình là gì nêu các nguồn thu nhập của gia đình 2,biện pháp thu nhập trong gia đình 3,các khoản chi tiêu trong gia đình 4,cân đối thu chi trong gia đình
2 câu trả lời
I, Vai trò của các chất dinh dưỡng
1. Chất đạm (protein)
- Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt: Con người từ lúc mới sinh ra đến khi lớn lên sẽ có sự thay đổi rõ rệt về thể chất (chiều cao, cân nặng) và về trí tuệ.
Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết:
+ Tóc bị rụng, tóc khác mọc lên;
+ Răng sữa ở trẻ em thay bằng răng trưởng thành;
+ Bị đứt tay, bị thương sẽ được lành lại sau một thời gian.
- Chất đạm còn góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2. Chất đường bột
- Chất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể: để làm việc, vui chơi…
- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
3. Chất béo (lipit)
- Chất béo cung cấp năng lượng, tích trữ dưới sa ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
- Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
4. Sinh tố (VTM)
Gồm các nhóm sinh tố A, B, C, D, E, PP, K…
Sinh tố giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hòa, xương, da....hoạt động bình thường; tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh, vui vẻ.
5. Chất khoáng
Gồm các chất phốt pho, iốt, canxi, sắt...
Chất khoáng giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể.
6. Nước
- Là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể.
- Điều hòa thân nhiệt.
7. Chất xơ
Chất xơ là thành phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ của thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm cho những chất thải mềm để dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.
II, Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
1. Phân nhóm thức ăn
Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, người ta phân chia thức ăn làm 4 nhóm:
- Nhóm giàu chất béo
- Nhóm giàu chất đường bột
- Nhóm giàu chất đạm
- Nhóm giàu VTM và chất khoáng
Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
Mỗi ngày, trong khẩu phần ăn nên chọn đủ thức ăn của 4 nhóm, để bổ sung cho nhau về mặt dinh dưỡng.
2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau.
Khi xây dựng khẩu phần, tùy theo tập quán ăn uống, nhu cầu dinh dưỡng, cần thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị. Do đó, cần thay đổi thức ăn này bằng thức ăn khác. Tuy nhiên, để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi, cần chú ý thay thế thức ăn trong cùng một nhóm.
- 100g thịt có thể thay bằng 100g các hoặc 120g trứng (2 quả trứng).
- 200g sữa tươi có thể thay bằng 200g sữa đậu nành; hoặc
60g trứng; hoặc có thể thay bằng 50g đậu phụ và 40g trứng; hoặc 50g thịt (hoặc cá...)
- Rau muống có thể thay bằng rau cải; hoặc bắp cải hoặc giá đỗ... 200g rau muống có giá trị tương đương 100g giá đỗ.
- 100g gạo có thể thay bằng 250g khoai tây hoặc 300g bún.
III, Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1. Chất đạm
a. Thiếu chất đạm trầm trọng: trẻ em sẽ bị bệnh suy dinh dưỡng. Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm lại hoặng ngừng phát triển; cơ bắp trở nên yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa.
Ngoài ra trẻ còn dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển.
b. Thừa chất đạm
Lượng chất đạm bị thừa sẽ được tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ, có thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch...
2. Chất đường bột
- Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì vì lượng chất thừa đó sẽ “biến thành” mỡ.
- Thiếu chất đường bột dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.
3. Chất béo
- Thừa chất béo làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Thiết chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói.
Ngoài ra, các chất sinh tố, chất khoáng, nước, chất xơ cần được quan tâm sử dụng đầy đủ trong mọi trường hợp. Nên ăn nhiều rau, củ, quả, phối hợp nhiều loại thực phẩm đa dạng thay đổi trong các bữa ăn thường ngày để đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
Tóm lại: cơ thể luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa và thiếu chất dinh dưỡng đều có hại cho sức khỏe.
IV, Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nhiễm trùng thực phẩm sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm. Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm. Khi ăn phải thức ăn bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc sẽ dẫn đến ngộ độc thức ăn và rối loạn tiêu hóa, gây ra những tác hại rất nguy hiểm cho người sử dụng.
V, Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm
a, Phòng tránh nhiễm trùng
- Cần giữ vệ sinh nơi nấu nương và vệ sinh nhà bếp.
- Khi mua thực phẩm phải lựa chọn
- Khi chế biến phải dửa nước sạch.
- Không dùng thực phẩm có mầm độc.
b. Phòng tránh nhiễm độc
- Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật hay bị biến chất
- Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc hay bị ô nhiễm
- Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng
- Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh nơi chế biến.
- Thực phẩm phải được nấu chín.
- Thức ăn đậy cẩn thận và bảo quản.
- An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, biến chất.
- Bị ngộ độc là do ăn phải thức ăn nhiễm độc.
- Để đảm bảo an toàn khi mua sắm cần phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, không quá hạn sử dụng, không bị ôi, ươn. Thực phẩm dễ hư thối như: rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc bảo quản ướp lạnh. Thực phẩm đóng hộp phải còn bao bì … và cần chú ý đến hạn sử dụng.Tránh để lẫn lộn thực phẩm tươi sống với thực phẩm đã nấu chín.
VI, Nêu các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn
An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản.
- Thực phẩm thường được chế biến tại nhà bếp. Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn trong quá trình chế biến thức ăn trong nhà bếp như thái thịt, cắt rau, trộn hỗn hợp…Các biện pháp bảo quản các loại thực phẩm:
- Thực phẩm đã chế biến: Thực hiện 10 nguyên tắc trong chế biến. Cho vào hộp kín để tủ lạnh (không nên để lâu) khi chế biến xong.
- Thực phẩm đóng hộp: để tủ lạnh nên mua vừa đủ dùng.
- Thực phẩm khô: phải được phơi khô cho vào lọ kín và kiểm tra luôn để phát hiện kịp thời khi bị ẩm.
2,
I, thu nhập của gia đình là gì nêu các nguồn thu nhập của gia đình
Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra
1. Thu nhập bằng tiền
- Gia đình có thể thu nhập tiền bằng các hình thức: tiền lương, tiền lãi bán hàng, tiền lãi tiết kiệm, tiền trợ cấp...
2. Thu nhập bằng hiện vật
- Thu nhập bằng hiện vật có thể là rau cải, cá thịt, quần áo,...được dùng trực tiếp cho nhu cầu hàng ngày hay đem bán lấy tiền chi cho các nhu cầu khác.
II, Biện pháp thu nhập trong gia đình
1. Thu nhập của gia đình công nhân viên chức
a) Thu nhập của người đang làm việc ở cơ quan, xí nghiệp: tiền công, tiền lương, tiền thưởng
b) Thu nhập của người đã nghỉ hưu: tiền lương hưu tiền lãi tiết kiệm.
c) Thu nhập của sinh viên đang đi hoc: tiền học bổng
d) Thu nhập của thương binh và gia đình liệt sĩ: tiền trợ cấp xã hội
2. Thu nhập của của gia đình sản xuất
a) Thu nhập của người làm việc nghề thủ công mĩ nghệ: tranh sơn mài, khảm trai, rổ tre, ghế mây, khăn thêu, hàng ren, nón, giỏ mây.
b) Thu nhập của người sản xuất nông nghiệp: thóc, sắn, khoai, ngô, rau, lợn
c) Thu nhập của người làm vườn: cà phê, hoa, quả,...
d) Thu nhập của người làm nghề cá: cá, tôm, hải sản.
e) Thu nhập của người làm nghề muối: muối.
3. Thu nhập của người buôn bán dịch vụ
a) Thu nhập của người bán hàng: tiền lãi
b) Thu nhập của người cắt tóc: tiền công
c) Thu nhập của người sửa chữa tivi, xe đạp, xe máy...
III, các khoản chi tiêu trong gia đình
1. Chi cho nhu cầu vật chất
-Sự chi tiêu trong các gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào quy mô gia đình , tổng thu nhập của từng gia đình , nó gồm các khoản chi như :
2. Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần
- Nhu cầu về văn hóa tinh thần là những nhu cầu như: nghỉ ngơi, giải trí, học tập, xem phim ảnh…
a. Chi cho học tập
- Tiền học tập của con cái, tiền học tập nâng cao của bố mẹ, tiền dụng cụ, phương tiện học tập…
b. Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí
- Chi cho nhu cầu đi nghỉ mát ở biển, đi chơi công viên vào ngày lễ, đi xem biểu diễn văn nghệ, về quê thăm ông bà,…..
c. Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội
-Chi cho hội họp, thăm viếng, sinh nhật, đám tiệc,….
IV. Biện pháp cân đối thu, chi1) Chi tiêu hợp lý
- Chi tiêu hợp lý là phải thoả mãn các nhu cầu thiết yếu gia đình và phải có phần tích lũy. (mức độ thoả mãn có thể tăng dần theo mức độ và khả năng thu nhập)
- Dành cho nhu cầu đột xuất: (ốm đau, thăm viếng, cưới hỏi…)Chuẩn bị cho các chi tiêu lớn (mua sắm vật dụng đắt tiền, xây nhà cửa, phát triển kinh tế gia đình...)
- Dù ở nông thôn hay thành phố , múc chi tiêu của mỗi gia đình đều phải cân đối với khả năng thu nhập của gia đình, đồng thời phải có tích lũy.
- Có thể thấy phần tích luỹ trong mỗi gia đình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Muốn có tích luỹ, ta phải biết cách cân đối thu, chi mà trước hết là phải biết chi tiêu một cách hợp lý.
2) Biện pháp cân đối thu, chi
a) Chi tiêu theo kế hoạch:
- Chi tiêu theo kế hoạch là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối được với khả năng thu nhập
b) Tích lũy ( tiết kiệm)
-Môi cá nhân và gia đình đều phải có tích lũy
- Có tích lũy nhờ tiết kiệm chi tiêu hàng ngày.
- Tích lũy giúp ta có khản tiền chi cho những việc đọt xuất, mua sắm hoặc phát triển kinh tế gia đình.
- Để có tích lũy, phải:
-Tiết kiệm chi tiêu
- Tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình
HẾT
Chúc bn học tốt
(Ko coppy dưới mọi hình thức + bài tự làm ko coppy mạng chỉ chép trên sách)
Cho mik ctlhn giúp team nha (nếu đc)
mik trả lời được câu nào thif hay câu đó nhé
1) Đạm
=) Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Đường bột
=) Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Chất béo
=)cung cấp năng lượng,chuyeen3 hóa vitamin
Chất khoáng
=) cung cấp năng lượng hệ xương hệ cơ
Vitamin
=) cung cấp sức đề kháng
Nước
=) là thành phần chủ yeeu61 cho cơ thể giúp trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt
Chất xơ
=) giúp ngăn ngừa táo bón
2 Câu này mik bỏ nha
3 Bỏ luôn nhoa
4 bạn giải thích câu 4 chưa rõ mik ko hiểu
5Các biện pháp phòng tránh là
giữ vs nơi nấu nướng và nhà bếp
chọn thực phẩm tươi ngon
cất giữ bảo quản thực phẩm an toàn
xem xét hạn sử dựng trước khi dùng
6
Ko nên cắt thái rồi mới rữa sẽ dễ mất các chất dinh dưỡng vì có 1 số vitamin dễ tan trong nước
đậy thức ăn sau khi ăn xong để tránh ruồi bọ bâu vào
giữ và bảo quản thức ăn ở niệt độ phù hợp để giữ các chất dinh dưỡng
tránh để ruồi bọ bâu vào chúng sẽ sinh sản ra thức ăn sau đó ta ăn sẽ bị ngộ độc thực phẩm
2 lớn mik chưa hc nên ko biết mong bạn thông cảm
Chúc bạn hc và thi tốt trong kì thi cuối kì này