II. TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? (1,5đ) Câu 2. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm ? (1,5 đ) Câu 3. . Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? (1đ) Câu 4. (1đ). Chú Bình muốn nâng hòn đá nặng 60 kg lên cao. Hỏi a) Nếu chú Bình sử dụng ròng rọc cố định phải dùng một lực kéo là bao nhiêu? b) Nếu chú Bình sử dụng pa lăng gồm 3 ròng rọc cố định và 3ròng rọc động thì phải dùng một lực kéo là bao nhiêu?

2 câu trả lời

Đáp án :

1. Khi hai mảnh kim loại nóng chảy kết hợp với nhau ( chờ nguội ) sẽ cho ra thành quả là lưỡi dao được gắn chặt hơn vào tay cầm.

2. Áp dụng hai bài sự giãn nở của chất lỏng và sự giãn nở của khí, ta suy ra rằng nếu ở nhiệt độ cao, khí trong nước sẽ nở ra vào trào khỏi bình, có thể gây nhiều thiệt hại hơn cả hỏng mỗi cái bình.

3. Do chênh lệch nhiệt độ ở trong chai nước ngọt nên nước ngọt sẽ trào ra. Ngoài ra, nước ngọt có ga sẽ phun lên nếu có tác động dù là nhẹ nhất. Điều này cũng giúp các nhà sản xuất tiết kiểm được tiền.

4.  Nếu dùng ròng rọc cố định, chú Bình cần số công thực hiện bằng cân nặng của vật, do đó công thực hiện là 60 kg = 600 N

Nếu dùng pha lăng thì sức tay sẽ giảm một nửa + thêm lực kéo hỗ trợ thì suy ra công giảm 3.2 = 6 lần. Vậy công cần dùng là 600 N : 6 = 100 N

 

1/  

Phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán vì khi nung nóng, khâu nở ra. Sau khi tra vào cán và để 1 thời gian, khâu nguội lại, ép chặt vào cán dao.

2/ 

Nước đun sôi nở ra vì nhiệt, do đó nước sẽ tăng thể tích và có thể trào ra ngoài nếu ấm đun quá nhiều nước. 

3/ 

Do nước ngọt có thể nở vì nhiệt (khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên) nên nếu nước ngọt đầy chai có thể làm chai bị bật nắp. 

4/

a, Nếu dùng ròng rọc cố định sẽ không có lợi về lực, do đó phải dùng lực kéo F = P= 10m= 600 (N)

b, Dùng palang lợi 6 lần về lực nên lực kéo cần thiết giảm 6 lần, F= 100 (N)